Dịch bệnh có dấu hiệu gia tăng, mẹ trẻ lo ngại con dễ ốm vặt, bí quyết nào giúp bé “vượt chướng ngại vật”, tăng đề kháng trong hè - Nutifood Sweden

Dịch bệnh có dấu hiệu gia tăng, mẹ trẻ lo ngại con dễ ốm vặt, bí quyết nào giúp bé “vượt chướng ngại vật”, tăng đề kháng trong hè

Đăng ngày 13/07/2025

Mùa hè thời tiết nóng bức, khó chịu là thời điểm thuận lợi để virus và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển gây nên nhiều loại dịch bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì thế, việc nâng cao đề kháng, chủ động phòng tránh là điều rất quan trọng.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 6/6 đến 13/6), toàn thành phố ghi nhận thêm 148 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca trong năm 2025 lên 746 trường hợp, xuất hiện rải rác ở các địa phương. Trong khi đó, tại TP.HCM từ ngày 9 đến 15/6, chỉ còn 32 ca bệnh, có dấu hiệu giảm. 

Mặc dù vậy, bên cạnh COVID-19, các loại bệnh khác như sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết, cảm cúm…, vẫn tiếp diễn, nhất là thời điểm học sinh được nghỉ hè nên việc chủ động phòng tránh là đặc biệt quan trọng. 

Theo chia sẻ của chị Minh Nguyệt (25 tuổi, ở Hà Nội), mấy tuần vừa qua chị quay cuồng vì con thường xuyên ốm vặt, có thời điểm con chị phải nhập viện gần 1 tuần để điều trị vì bị viêm phổi. Sau khi xuất viện, con chị vẫn có triệu chứng ho sốt nhưng ở mức độ nhẹ, được các bác sĩ tư vấn điều trị tại nhà. Ngoài dùng các loại thuốc bác sĩ kê đơn, chị Nguyệt còn bổ sung dinh dưỡng, bổ sung đề kháng cho con bằng cách cho uống sữa, thực phẩm bổ sung và tránh đến những nơi có nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Theo các bác sĩ, mùa hè với thời tiết nắng nóng, oi bức, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh phát triển, dễ gây bệnh cho trẻ nhỏ. Vì thế, các bậc phụ huynh cần phải chăm sóc dinh dưỡng, bổ sung đề kháng cho con để tránh bị ốm vặt, nhất là các vấn đề liên quan đến đường hô hấp và tiêu hóa. Để tăng sức đề kháng cho trẻ, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Uống đủ nước và vệ sinh cá nhân thường xuyên

Thời tiết mùa hè oi nóng, cơ thể rất dễ bị mất nước vì thế việc bổ sung nước cho trẻ là rất quan trọng. Nước là môi trường sống cho tế bào, là dung môi cho mọi hoạt động chuyển hóa chất dinh dưỡng, giúp điều hòa thân nhiệt, bài tiết chất độc hại trong cơ thể ra ngoài. Thiếu nước cơ thể sẽ rối loạn những chức năng như tiêu hóa, bài tiết, điều nhiệt… mất nước làm thiếu men tiêu hóa gây khó tiêu và biếng ăn.

Bổ sung nước đầy đủ và hợp lý là rất quan trọng để phòng bệnh mùa hè. Ảnh minh họa. 

Vì vậy, cách chăm sóc trẻ ngày hè phù hợp là cần chú ý cho trẻ uống đủ nước trong ngày. Tùy vào độ tuổi, cân nặng và hoạt động của trẻ để bổ sung nước sao cho hợp lý. Theo đó, trẻ nhỏ dưới 10kg cần khoảng 100ml/kg cân nặng. Trẻ trên 10 tuổi, lượng nước uống bằng người lớn, khoảng 1,5 – 2 lít/ngày.

Tốt nhất hãy cho trẻ uống nước lọc (nước tinh khiết), cần hạn chế cho trẻ uống nước ngọt, nước đá. Với những loại nước này có thể thỏa mãn cơn khát ngay lúc đó, nhưng không có tác dụng bù nước, thậm chí còn gây hại nếu sử dụng thường xuyên điển hình như rối loạn tiêu hóa, viêm họng và các bệnh lý khác.

Một vấn đề cũng rất quan trọng đó là cần vệ sinh cá nhân thường xuyên là điều rất quan trọng để giúp trẻ phòng bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm. Phụ huynh nên tắm cho trẻ 1-2 lần/ngày, hoặc sau khi vận động mạnh ra nhiều mồ hôi. Đặc biệt, cần lau khô người và giữ các vùng da có nếp gấp như cổ, nách, bẹn của trẻ luôn khô ráo để tránh hăm, nhiễm khuẩn. Ngoài ra, thường xuyên cắt móng tay, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi chơi, đi vệ sinh cũng là cách phòng bệnh hiệu quả cho trẻ.

Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ

Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất cho trẻ, cụ thể: Chất bột đường (cơm, bún, phở, mì…); Chất đạm (thịt lợn, thịt bò, cá, thủy hải sản, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành); Chất béo (dầu, mỡ, bơ…); Vitamin và khoáng chất (rau, trái cây…). Ưu tiên các món hấp, luộc, canh và hạn chế các món chiên, rán, nướng vì dễ gây cảm giác ngán, khó ăn và khát nước.

Cần tăng cường vitamin và khoáng chất từ các loại trái cây tươi ngon như dứa, chuối, cam, dưa hấu, dâu tây, bơ, đu đủ… nhằm giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống các bệnh mùa hè.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để tăng sức đề kháng cho trẻ. Ảnh minh họa. 

Ngoài ra, để tăng đề kháng cho trẻ, nên cho trẻ uống sữa hàng ngày, theo độ tuổi, đặc biệt giúp hỗ trợ bảo vệ hệ tiêu hóa và hô hấp trước sự tấn công của vi khuẩn. Trong mùa hè, tốt nhất nên chọn những loại sữa hỗ trợ tăng cân, kích thích trẻ ăn ngon miệng và tăng đề kháng hệ tiêu hóa và hô hấp cho trẻ. Cụ thể:

– Chọn sữa có chứa Lactoferrin để tăng đề kháng, đây là protein thiết yếu có trong sữa non, giảm nhiễm trùng tiêu hóa và hô hấp, tạo tác động hiệp lực hỗ trợ IgG hoạt động hiệu quả. Sữa non 24h chứa nhiều kháng thể IgG cùng 2′ – FLO HMO ghi nhớ kháng nguyên, giúp bảo vệ hiệu quả nhanh trước virus và vi khuẩn.

– Chọn sữa có thành phần lysine, vitamin nhóm B, sắt và kẽm hỗ trợ kích thích trẻ ăn ngon miệng, góp phần cải thiện tình trạng biếng ăn.

– Chọn sữa hỗ trợ tăng cường sức đề kháng với hệ Prebiotic kép 2’-FL HMO(2) và FOS/ Inulin kết hợp Selen và một số Vitamin A, E, C giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏe mạnh.

– Chọn sữa giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt với hất xơ hòa tan FOS, Inulin cải thiện hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời nên chọn loại sữa có thành phần vitamin D3, Calci và Kẽm giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ phát triển chiều cao.

Sử dụng các thiết bị làm mát hợp lý

Trong mùa hè việc sử dụng các thiết bị làm mát là rất cần thiết, nhưng cần phải sử dụng một cách hợp lý. Nhiệt độ điều hòa nên duy trì ở mức 26 – 28°C, không nên để quá lạnh vì có thể khiến trẻ dễ bị viêm họng, cảm lạnh. Phụ huynh cần tránh để luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào trẻ, đặc biệt khi bé đang đổ mồ hôi.

Trước khi đưa trẻ từ môi trường có điều hòa ra ngoài, nên tắt điều hòa trước khoảng 10 – 15 phút để cơ thể trẻ thích nghi dần, hạn chế sốc nhiệt. Không lạm dụng quá nhiều các thiết bị làm mát, làm lạnh. Cần hạn chế cho trẻ ở trong phòng máy lạnh quá lâu, nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá cao so với nhiệt độ bên ngoài.

Sử dụng các thiết bị làm mát như điều hòa phải hợp lý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Ảnh minh họa. 

Cuối cùng, các bậc phụ huynh cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ, đây chính là tấm “lá chắn” bảo vệ trẻ tốt nhất trước các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm.