Cách phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em - Nutifood Sweden

Cách phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em

Đăng ngày 19/07/2022

Những năm đầu đời, trẻ nhỏ có đề kháng chưa hoàn thiện, rất dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công gây những bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu,… Bài viết này sẽ giúp ba mẹ nhận dạng các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ, đồng thời trang bị những kiến thức cần thiết để phòng ngừa và chăm sóc kịp thời.

1. Các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

Do đặc điểm về sức đề kháng, điều kiện sinh hoạt đặc trưng mà trẻ nhỏ những năm đầu đời, trẻ em trong độ tuổi đi học có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh truyền nhiễm. Trong đó, có một số loại phổ biến mà phụ huynh dễ nhầm lẫn. Dưới đây cách nhận dạng đặc điểm bệnh truyền nhiễm ở trẻ em thường gặp nhất:

  • Đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) là bệnh truyền nhiễm do chủng virus có họ hàng với bệnh đậu mùa phổ biến, thuộc chi Orthopoxvirus trong họ virus Poxviridae gây ra. Bệnh đậu mùa hay bệnh đậu mùa khỉ đều lây qua tiếp xúc với các vật dụng cá nhân, dịch bắn cơ thể của người bệnh. Riêng bệnh đậu mùa khỉ thì có thể bị nhiễm nếu bị động vật nhiễm bệnh cắn, cào cấu hoặc ăn phải thịt động vật nhiễm bệnh.

 Triệu chứng đầu tiên của bệnh đậu mùa khỉ là mệt mỏi, uể oải, sốt, ớn lạnh, đau mỏi cơ. Sau từ 1 đến 3 ngày kể từ lúc sốt, các nốt phát ban sẽ xuất hiện, chủ yếu là vùng mặt, lòng bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, bé còn có thể bị phát ban ở cơ quan sinh dục.

Các nốt phát ban do bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay. Nguồn: Vnexpress

  • Thủy đậu

Thủy đậu là bệnh do virus Varicella Zoster gây ra với biểu hiện đặc trưng là sốt và nổi ban đỏ, ngứa sau đó chuyển sang dạng bong bóng nước. Bệnh thủy đậu này lây qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc do tiếp xúc với dịch từ các bóng nước trên da vỡ ra. Người bị bệnh thủy đậu có thể lây cho người khác từ 1-2 ngày trước khi các nốt ban xuất hiện.

Nốt ban thủy đậu khi khởi phát. Nguồn: Getty Images.

  • Sốt xuất huyết

 Sốt xuất huyết dengue ở trẻ em hay  sốt xuất huyết  là bệnh  do vi-rút Dengue (chi Flavivirus, họ Flaviviridae) truyền qua đường muỗi vằn cái (Aedes Aegypti) đốt. 3 ngày từ khi nhiễm vi-rút, trẻ sẽ sốt cao và dần trải qua 3 giai đoạn bệnh. Chi tiết xem tại đây.

Nguồn: Getty Images.

  • Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm ở trẻ em do vi-rút coxsackievirus A16. Bệnh được gọi là tay chân miệng vì nguồn lây chính là lây qua tiếp xúc với dịch tiết mũi, họng, nước bọt, giọt bắn từ hắt hơi, dịch từ các vết phồng rộp trên qua, phân,… của người nhiễm vi-rút.

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh tay chân miệng là bé sốt, đau rát họng, xuất hiện nhiều vết loét đỏ hoặc phỏng nước trên lưỡi, lợi hoặc trong vòm họng, phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối,… Dù xuất hiện chủ yếu ngoài da, bệnh tay chân miệng vẫn có thể gây biến chứng như viêm cơ tim, phù phổi cấp, viêm não và màng não,… nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng. Nguồn: Nutifood.

2. Phân biệt các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

2.1 Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban

Cách đơn giản nhất để phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban là dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái của một tay căng vùng da xung huyết hoặc có nốt nổi ban. Nếu ba mẹ thấy chấm đỏ biến mất và xuất hiện lại ngay sau khi buông tay ra thì bé bị sốt phát ban. Ngược lại, nếu căng da mà vẫn thấy chấm đỏ hoặc sau 2 giây chấm đỏ mới xuất hiện trở lại thì bé bị sốt xuất huyết.

2.2 Phân biệt đậu mùa và thủy đậu

Các nốt mụn đậu mùa nhỏ hơn, chứa lượng dịch mủ ít hơn. Các nốt mụn thủy đậu lớn hơn, nhìn giống những bong bóng nước, dễ vỡ và dễ nhiễm trùng nếu không giữ vệ sinh đúng cách. Để phân biệt bệnh thủy đậu và đậu mùa, người lớn cần căn cứ vào khu vực xuất hiện các vết ban.

Vết ban thủy đậu xuất hiện ở các khu vực khác nhau của cơ thể vào các thời điểm khác nhau, chủ yếu tập trung ở vùng mặt, lưng, ngực. Trong khi đó, vết ban đậu mùa xuất hiện cùng một lúc trên khắp cơ thể, tập trung chủ yếu ở vùng mặt, cánh tay, chân, có thể lan ra lòng bàn tay, bàn chân.

Thời gian ủ bệnh (thời gian từ lúc cơ thể nhiễm vi-rút cho đến đến khi xuất hiện triệu chứng bệnh) của bệnh thủy đậu là từ 10 đến 21 ngày, ở bệnh đậu mùa là từ 7 đến 14 ngày. So với bệnh thủy đậu thì bệnh đậu mùa có khả năng gây nguy hiểm tính mạng cao hơn. Theo thống kê của WHO thì bệnh đậu mùa đã hoàn toàn được kiểm soát và xóa sổ từ năm 1978 nên ba mẹ yên tâm không cần phải tiêm vắc-xin bệnh đậu mùa cho con nữa.

2.3 Phân biệt đậu mùa thông thường và đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa thông thường và bệnh đậu mùa khỉ về cơ bản có triệu chứng tương đối giống nhau với biểu hiện ớn lạnh, mệt mỏi, sốt, uể oải nhưng riêng người mắc bệnh đậu mùa khỉ, trẻ nhỏ sẽ có tình trạng sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ và gáy. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ thường có mức độ nhẹ hơn, nguy cơ hình thành sẹo rỗ thấp, đa số bệnh nhân sẽ tự bình phục sau khi mắc bệnh từ 2 đến 3 tuần.

Hạch bạch huyết khi sưng. Nguồn: benhvienthucuc.

2.4 Phân biệt đậu mùa khỉ với bệnh thủy đậu

Dù có chung một số triệu chứng mệt mỏi, sốt, đau nhức cơ nhưng người lớn vẫn có thể phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với bệnh thủy đậu qua những khác biệt về tổn thương da và thời kỳ ủ bệnh. Phát ban các mụn nước ở bệnh đậu mùa khỉ là dạng tổn thương đồng bộ, toàn bộ cơ thể, các hạt bạch huyết sưng lên có màu trắng, giống nhau ở tất cả các giai đoạn bệnh. Trong khi đó, các mụn nước của bệnh thủy đậu chỉ ảnh hưởng đến 1 phần của cơ thể không sưng và có màu đỏ.

3. Tại sao bé dễ mắc các bệnh truyền nhiễm

Kể từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi, lượng kháng thể bé được mẹ “viện trợ” giảm mạnh. Trong khi đó, hệ miễn dịch tự thân của bé chưa hoàn thiện, chưa có khả năng tự tạo kháng thể, rất dễ bị tác động bởi các vi-rút, vi khuẩn gây bệnh bên ngoài, dễ bệnh vặt khi thời tiết thay đổi. Chính vì vậy mà giai đoạn nhạy cảm này còn được gọi là “khoảng trống miễn dịch”.

Đặc biệt, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong độ tuổi đi tập lẫy, bò, đi, bắt đầu đi nhà trẻ, đi học, tiếp xúc với nhiều môi trường mới, sinh hoạt tập thể ở lớp học nên có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn. Ngoài ra, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao, mức chênh lệch nhiệt độ lớn tạo nên môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, dễ phát sinh các loại bệnh dịch truyền nhiễm.

4. Cách phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

4.1 Tiêm ngừa

Nhiều phụ huynh vẫn cho rằng hệ miễn dịch tự nhiên của bé đã đủ vững mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tiêm chủng vắc-xin là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khó điều trị dứt điểm, nguy hiểm đến tính mạng như bại liệt, viêm não, uốn ván, lao, viêm gan B,…

Trường hợp bé đã tiêm vắc-xin nhưng vẫn nhiễm bệnh thì vắc-xin giúp giảm tác động của vi-rút, bệnh nhẹ hơn rất nhiều, ít xảy ra biến chứng. Chính vì thế, để hỗ trợ phòng bệnh cha mẹ cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng phát đồ của của Bộ Y tế.

4.2 Vệ sinh cá nhân

Dù chỉ là một hành động đơn giản nhưng thói quen rửa tay đúng cách, thường xuyên với xà phòng sát khuẩn hoặc dung dịch rửa tay có cồn, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi ho và hắt hơi,… có thể giúp bé phòng tránh được rất nhiều rủi ro mắc những bệnh truyền nhiễm.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên hướng dẫn bé cách tự chăm sóc và bảo vệ bản thân mình khỏi những nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm như tập thói quen che miệng khi ho, đeo khẩu trang khi đang bệnh, vệ sinh tắm rửa cơ thể mỗi ngày, không đi chân trần, ăn bốc tay, ngậm mút tay và đồ chơi, không cắn móng tay hay dùng chung vật dụng cá nhân.

Một cách phòng bệnh truyền nhiễm ở trường mầm non hiệu quả là giáo viên cần chủ động theo dõi sức khỏe của các em để kịp thời phát hiện và cách ly trẻ nhiễm bệnh ít nhất 10 ngày để phòng chống lây nhiễm. Không gian lớp học cần được thường xuyên lau chùi sạch sẽ, thông thoáng. Những vật dụng chung như dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, mặt sàn, mặt bàn ghế cần được tẩy rửa bằng xà phòng và chất tẩy rửa phù hợp.

Nutifood GrowPLUS+ Sữa non  (Vàng) – Giải pháp dinh dưỡng chuẩn Âu giúp trẻ Việt nhân đôi đề kháng, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

Thấu hiểu bệnh truyền nhiễm là mối lo lắng hàng đầu của ba mẹ, đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa, Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển NNRIS đã phát triển giải pháp dinh dưỡng giúp nhân đôi để kháng, hỗ trợ bé phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ.

Nutifood GrowPLUS+ Sữa non (Vàng) được tích hợp công thức được phát triển độc quyền bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp giảm 58,6% tỷ lệ trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp, giảm 77,8% tỷ lệ rối loạn tiêu hóa ở trẻ và giảm 56,4% tỷ lệ trẻ gặp vấn đề về giấc ngủ, tạo nền tảng đề kháng cho bé vững vàng trước các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em.

Tác dụng của sữa non 24h kết hợp với công thức FDI độc quyền trong Nutifood GrowPLUS+ Sữa non (Vàng) giúp trẻ nhân đôi sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em.

  Độc giả tham khảo thông tin chi tiết sản phẩm liên hệ hotline: (028) 38 255 777, email: [email protected] hoặc tại website: https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/grow-plus-vang/

Sự phát triển của mỗi bé còn tùy thuộc vào thể trạng và ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như vận động, chế độ dinh dưỡng hằng ngày…

Tham khảo thông tin CNLS tại: https://drive.google.com/file/d/11uwLBa7REf85R-istlR-p_o1wynMlYtK/view?usp=sharing