Những điều phải biết về bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) ở trẻ nhỏ - Nutifood Sweden

Những điều phải biết về bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) ở trẻ nhỏ

Đăng ngày 23/02/2024

Thời gian gần đây, số ca viêm kết mạc tại các bệnh viên nhi tăng đột biến. Dù là một bệnh lý lành tính phổ biến, viêm kết mạc nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến nhãn lực của bé. Trong bài viết này, Nutifood GrowPlus+ Sữa Non sẽ chia sẻ chi tiết những điều phụ huynh cần biết khi bé bị viêm kết mạc.

1/ Bệnh viêm kết mạc có phải là đau mắt đỏ không?

Viêm kết mạc còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, chỉ tình trạng viêm lớp màng trong suốt ngoài cùng bề mặt nhãn cầu (tròng trắng), kết mạc mi. Đây là bệnh rất thường gặp, dễ lây lan nhưng có thể điều trị dứt điểm và có thể phòng tránh được.

2/ Viêm kết mạc cấp tính là gì?

“Viêm kết mạc và viêm kết mạc cấp tính thì khác nhau như thế nào? Virus gây viêm kết mạc là gì?” là một trong những câu hỏi hàng đầu của phụ huynh khi có con bị vấn đề về mắt. Trong khi viêm kết mạc là do vi khuẩn thì viêm kết mạc cấp tính lại liên quan đến các tình trạng bệnh lý như:

  • Chảy nước mắt, dịch viêm kết mạc quá mức do thoát lệ đạo gặp vấn đề.
  • Mất thị lực do co rút kết mạc, kết mạc bị dính bán phần hoặc toàn phần (sẹo kết mạc).
  • Giảm thị lực, giảm độ nhạy ánh sáng do biểu mô thâm nhiễm dai dẳng (giác mạc viêm tích tụ)
Ảnh minh hoạ: Hình ảnh trẻ bị viêm kết mạc (Nguồn: Link)

Ảnh minh hoạ: Hình ảnh trẻ bị viêm kết mạc (Nguồn: Link)

Dấu hiệu viêm kết mạc

Có nhiều loại viêm kết mạc, dưới đây là dấu hiệu phân biệt, nguyên nhân, cách điều trị của 3 loại viêm kết mạc phổ biến nhất ở trẻ nhỏ:

VIÊM KẾT MẠC
Phân loại VKM do VirusVKM do Vi khuẩnVKM do dị ứng
Dấu hiệu viêm kết mạcMắt tiết ghèn dây, chảy nước mắt nhiều.

Mắt cộm, xốn nhiều 

Sưng phù mi kết mạc, giả mạc.

Thị lực giảm.

Biến chứng khô mắt – thâm nhiễm giác mạc gây giảm thị lực, nhạy cảm với chói sáng.

Có thể bị một hoặc cả hai mắt.

Mắt tiết ghèn vàng hoặc vàng xanh nhạt gây dính 2 mí mắt sau khi thức dậy.

Ngứa, chảy nước mắt

Có thể diễn tiến trở nặng gây viêm loét giác mạc, giảm thị thực không phục hồi.

Có thể bị một hoặc cả hai mắt.

Ngứa mắt nhiều, chảy nước mắt

Thường kèm theo viêm mũi dị ứng.

Xảy ra ở cả 2 mắt

Nguyên nhân Là loại thông dụng nhất, do Adenovirus chiếm 80% các trường hợp viêm cấp.

Rất dễ lây lan khi tiếp xúc với nước mắt người bệnh, qua dịch bắn khi người mắc bệnh ho, hắt hơi có viêm họng, cảm cúm đi kèm.

Do 2 loại vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus Influenzae,… lây lan qua dịch tiết nước mắt, vật dụng dính dịch tiết chạm vào mắt không bệnh. 

Có thể gây ra tổn thương nặng nề không thể hồi phục cho mắt.

Dị ứng với bụi, hóa chất, thuốc, lông vật nuôi, phấn hoa,… hoặc các nguyên nhân khác tùy cơ địa cá nhân, bệnh không lây.

Chiếm 15-50% số lượng trường hợp viêm kết mạc, thường xảy ra theo mùa, dễ tái phát, có thể kéo dài.

Điều trị viêm kết mạc Bệnh có thể tự khỏi trong vòng vài ngày nếu biết chăm sóc đúng cách mà không cần điều trị. 

Chườm lạnh, rửa mắt bằng nước tinh khiết

Sử dụng kháng sinh phổ rộng nhỏ hoặc tuýp mỡ tra mắt theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với nhỏ nước mắt nhân tạo làm dịu cảm giác ngứa.Xác định và tách biệt tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. 
Nguồn: Cấu trúc các phần của mắt (Nguồn: Jennifer Rogers)

Ảnh minh hoạ: Cấu trúc các phần của mắt (Nguồn: Jennifer Rogers)

3/ Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc cấp nặng

Người có đề kháng kém như người cao tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh, hay có thói quen đưa tay lên dụi mắt gây bội nhiễm mắt mà không rửa tay thường xuyên là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm kết mạc. Ngoài ra, môi trường đi học tại trường tiếp xúc nhiều trẻ nhỏ khác khiến bé cũng dễ “lây” bệnh viêm kết mạc, bệnh đau mắt đỏ hơn. Thêm một lý do trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc năng hơn, lâu bình phục hơn là do khác với người lớn, trẻ nhỏ khó hợp tác tra thuốc vào mắt, bé dễ khóc khiến thuốc bị rửa trôi, thuốc điều trị viêm kết mạc sẽ mất tác dụng.

Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi bệnh?

Phụ huynh không cần quá lo lắng khi trẻ bị viêm kết mạc. Bệnh tuy dễ lây lan nhưng lành tính. Trẻ có triệu chứng mắc bệnh do virus chỉ cần giữ vệ sinh mắt sạch sẽ có thể tự khỏi bệnh trong vòng 2 tuần. Trẻ bệnh do vi khuẩn hoặc do dị ứng cần nhiều thời gian hơn để phục hồi và cần kết hợp với thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng do bác sĩ chuyên khoa kê đơn.

4/ Phòng ngừa bệnh viêm kết mạc:

Viêm kết mạc là một bệnh rất phổ biến, tuy ít khi gây biến chứng nghiêm trọng nhưng vẫn gây ra sự khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến việc học tập rèn luyện của bé. Dưới đây là một số thói quen tuy đơn giản nhưng bố mẹ cần lưu ý rèn luyện cho bé từ sớm sẽ giúp hạn chế nguy cơ viêm và tái viêm kết mạc.

  • Không dụi mắt khiến mắt bị nhiễm khuẩn từ bàn tay. Nếu ngứa mắt có thể vệ sinh bằng dung dịch nước mắt nhân tạo dịu nhẹ. Ví dụ: Systane Ultra (Lubricant eye drops)
  • Không chà xát mắt tránh làm trầy xước niêm mạc mắt khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào mắt hơn.
  • Nghỉ mắt thường xuyên khỏi màn hình tivi, máy tính, đắp mắt bằng khăn ướt ấm để thư giãn, tránh trường hợp mắt yếu, quá khô, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Luôn che miệng, mũi khi hắt hơi, chảy mũi và rửa tay ngay sau khi hắt hơi, chạm vào những khu vực công cộng, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Mang kính bảo vệ mắt trước ô nhiễm khói bụi khi ra ngoài.
  • Mang kính khi bơi và rửa mắt sau khi bơi bằng dung dịch chuyên dụng theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Trong thời gian bệnh không nên cho trẻ đi bơi, nên mang kính mát bảo vệ mắt trước bụi bẩn và chóa mắt nhói mắt do ánh sáng mặt trời mạnh.
  • Tăng cường bổ sung ẩm cho mắt bằng dung dịch chuyên dụng theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt với người hay khô mắt, sinh hoạt trong môi trường sử dụng điều hòa.
  • Không sử dụng khăn, vật dụng cá nhân, chai nhỏ mắt chung.

Ngoài ra, phụ huynh còn nên bổ sung các dạng siro, hay dạng cốm đa vitamin- khoáng chất cho trẻ em, hay viên đa vitamin khoáng chất cho người lớn giúp cho nâng cao miễn dịch, mà trong thành phần các sản phẩm dinh dưỡng này cần có các thành phần như vitamin A, E, C, kẽm, selen… có nhiều trong các loại thực phẩm đậm màu như cà rốt, cam, bông cải xanh,… trong đó quan trọng hơn cả là vitamin A, C và kẽm giúp nâng cao miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, tăng cường sức đề kháng và chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus.

Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt, tăng cường đề kháng nay mẹ còn có Nutifood GrowPLUS+ Sữa non đồng hành cung cấp đủ đầy năng lượng và dinh dưỡng cần thiết như Vitamin, chất khoáng và đặc biệt là các thành phần tăng đề kháng là phần 100% sữa non 24h nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ đã được khoa học chứng minh giúp tăng cường đề kháng hiệu quả, giúp bé nhanh chóng phục hồi bệnh viêm kết mạc. 

Nutifood GrowPLUS+ Sữa Non kết hợp giữa 100% sữa non 24h nhập khẩu từ Mỹ và nền tảng FDI giúp tăng bé nhân đôi để kháng

Nutifood GrowPLUS+ Sữa Non kết hợp giữa 100% sữa non 24h nhập khẩu từ Mỹ và nền tảng FDI giúp tăng bé nhân đôi để kháng

Nutifood GrowPLUS+ Sữa non là thương hiệu của Nutifoood Thụy Điển với công thức sữa non của chuyên gia dinh dưỡng Châu Âu từ viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển (NNRIS), xây dựng nền tảng FDI (1) Đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm bổ sung 100% sữa non 24h tự nhiên từ Mỹ (2) với hàm lượng kháng thể IgG 1000+ tối ưu cùng 2’-FL HMO giúp tăng cường hệ miễn dịch, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. 

Sản phẩm được sản xuất tại Singapore dưới tiêu chuẩn chất lượng và sự giám sát nghiêm ngặt của Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển.

Độc giả tham khảo thông tin chi tiết sản phẩm liên hệ hotline: (028) 38 255 777, email: [email protected] hoặc tại website: https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/grow-plus-vang/

Nguồn: