DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ KHI TRẺ BỊ TÁO BÓN - Nutifood Sweden

DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ KHI TRẺ BỊ TÁO BÓN

Đăng ngày 17/08/2021

Mẹ có biết, tuy là một trong những căn bệnh xuất hiện thường xuyên nhất ở trẻ nhỏ, nhưng ở mỗi giai đoạn phát triển của bé, loại bệnh này lại có những nguyên nhân và cách xử lý khác nhau? Chỉ với vài phút lướt đọc bài viết về bệnh táo bón dành riêng cho giai đoạn sơ sinh lần này, mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm nhận biết chính xác tình trạng táo bón và có phương pháp xử lý kịp thời, giúp bé yêu luôn khỏe mạnh ngay từ những tháng ngày non nớt đầu tiên.

1. Táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?

Táo bón là tình trạng trẻ có số lần đại tiện ít hơn bình thường, phân khô – cứng, đôi khi có máu bao quanh phân.

2. 4 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón:

  • Dấu hiệu qua tần suất:

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường đi ngoài từ 2-3 lần/ngày. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ ít gặp tình trạng táo bón hơn so với những trẻ uống sữa công thức. Khoảng 3 đến 6 tuần tuổi, những bé được bú mẹ chỉ đi ngoài 1 lần một tuần và điều này là bình thường.

Tuy nhiên ngoài những trường hợp trên, mẹ cũng cần phân biệt với trẻ ăn ít, 3-4 ngày mới đi cầu nhưng phân mềm.

  • Dấu hiệu qua độ cứng của phân:

Trẻ sơ sinh mắc chứng táo bón phân thường có các đặc điểm nhỏ hình viên, vê tròn có màu đen hoặc xám, phân khô, không có độ ẩm. 

Bé uống sữa bột sẽ có kết cấu phân lớn hơn và cứng hơn so với phân của những bé bú mẹ, nhưng sẽ không đặc hơn bơ đậu phộng.

  • Dấu hiệu qua màu sắc của phân:

Sự thay đổi một cách không thường xuyên trong màu sắc và độ chắc của phân là bình thường.

Cái chất đặc đen hay xanh đậm có đầy trong ruột của bé trước khi bé được sinh ra, và một khi phân đã được thải ra ngoài, nó sẽ chuyển sang màu vàng-xanh. Trẻ bú mẹ sẽ có phân màu tương mù tạt nhạt, có thể có những hạt nhìn như “hạt giống” trộn lẫn trong phân trong khi trẻ bú sữa bột thì phân thường sẽ có màu nâu vàng hoặc vàng. 

Việc xuất hiện vệt máu trong phân, ở bề mặt bên ngoài kèm dấu hiệu sưng tấy, nứt hoặc chảy máu ở hậu môn khi cố gắng rặn phân ra ngoài chính là một trong những biểu hiện của táo bón sơ sinh. 

Liên hệ ngay bác sĩ khoa nhi phát hiện có một lượng lớn máu, nước nhầy, hay nước trong phân có thể cho thấy tình trạng đáng ngại của đường ruột.

  • Dấu hiệu qua phản ứng của bé:
    • Quấy khóc vô cớ, kèm với tiếng khóc ré chói tai.
    • Xì hơi nặng mùi.
    • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
    • Biếng ăn, mệt mỏi, no ngang.
    • Dùng sức gồng mình, siết chặt mông khi đi ngoài khiến mặt đỏ lên, nhăn nhó khó chịu.
    • Chướng bụng, bụng phình to hơn, ấn vào thấy căng cứng hơn bình thường.

3. Các nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ sơ sinh

Theo BS CK1. Nguyễn Thị Ngọc Hương, có các nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ:

  • Do chế độ ăn chưa đúng:
    • Mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, đồ khó tiêu, ít ăn trái cây và rau xanh giàu chất xơ, ăn quá nhiều đạm và ăn uống thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn ngủ không hợp lý cũng khiến bé dễ bị táo bón.
    • Mẹ pha sữa không theo công thức hướng dẫn hoặc chọn loại sữa công thức khó tiêu hóa tăng khả năng bé bị táo bón.
    • Mẹ ít uống nước.
  • Do tình trạng không hợp sữa:
    • Bé đột ngột chuyển từ bú sữa mẹ sang uống sữa công thức toàn toàn hoặc mẹ đột ngột đổi loại sữa công thức khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng.
    • Mẹ chọn loại sữa không “hợp bụng” bé hoặc có thành phần dinh dưỡng chưa phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của trẻ khiến trẻ kém hấp thu, dẫn đến táo bón.
  • Do bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể bé:
    • Còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, suy giáp,… thường đi kèm trương lực cơ đường ruột yếu nên phản xạ rặn yếu.
    • Dị ứng với đạm sữa.
    • Dị tật bẩm sinh của đường tiêu hóa: phình đại tràng, đại tràng dài, suy giáp trạng.
    • Sử dụng thuốc điều trị bệnh có tác dụng phụ gây bón, như thuốc chống dị ứng, chống sổ mũi, kháng sinh… có thể dẫn đến tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi trong ruột.
    • Nứt hậu môn, nứt niêm mạc trực tràng gây đau làm trẻ không chịu đi đại tiện dẫn đến táo bón trầm trọng.

4. Giải pháp đơn giản giúp mẹ giải quyết nỗi lo táo bón ở bé

  • Massage nhẹ nhàng cho bé:

Massage không chỉ là cách hỗ trợ điều trị tốt cho trẻ đang bị táo bón mà nó còn là biện pháp giúp ngăn ngừa táo bón. Trẻ được 2 – 3 tuần tuổi là các bà mẹ có thể sử dụng cách massage. Chọn lúc trẻ thoải mái nhất, không bị no hay đói quá để tiến hành massage, thực hiện 2 lần một ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.  

Cách thực hiện:

    • Bước 1: các bà mẹ nên làm ấm bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa lên – xoa xuống hai bên sườn cho trẻ. 
    • Bước 2: xoa thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng trẻ và ngược lại. Nắn nhẹ chân trẻ, giúp trẻ co đầu gối, ép nhẹ đầu gối lên bụng trẻ rồi lại duỗi chân ra. 

  • Đảm bảo bé được bú mẹ đủ:

Cho trẻ sơ sinh bú đủ hoặc tăng cường các cữ bú mẹ trong ngày vì nếu cơ thể thiếu nước hoặc mất nước sẽ hấp thụ tối đa chất lỏng từ bất cứ nguồn nào khiến kết cấu của phân khô và rắn hơn.

  • Cải thiện chất lượng sữa mẹ bằng chế độ ăn uống:

Đối với các bà mẹ cho con bú mẹ, việc ăn uống của mẹ hàng ngày, tăng cường rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước trong ngày, hạn chế đồ cay nóng, không ăn kiêng quá mức hay chỉ ăn thịt. Bữa ăn có đủ các loại các nhóm thực phẩm sẽ giúp mẹ có đủ chất cho bé tiêu hóa tốt.

  • Chú ý pha sữa đúng cách:

Nếu trẻ bú bình, các bà mẹ nên kiểm tra để đảm bảo đã pha sữa đúng hướng dẫn, không nên pha loãng sữa vì cách này chỉ hợp với trẻ bị tiêu chảy – khi hệ tiêu hóa yếu và pha loãng sữa để cơ thể dễ hấp thu.

  • Cân nhắc đổi sữa khác phù hợp với thể trạng của trẻ:

Nếu đã pha đúng công thức hướng dẫn nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng táo bón, các mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để cân nhắc chuyển sang sữa công thức khác phù hợp hơn cho bé như sữa Famna mới – sản phẩm 100% sản xuất tại Thụy Điển, đặc chế cho trẻ em Việt

Famna mới sở hữu công thức FDI (Foundation Of Digestion & Immunity) độc quyền từ Viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng Nutifood Thụy Điển – NNRIS. Bộ đôi dưỡng chất HMO và FOS/ Inulin được phối hợp theo tỷ lệ hoàn hảo giúp xây dựng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt, là nền tảng quan trọng nhất để trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất, từ đó phát triển toàn diện. Công thức FDI đã được chứng nhận lâm sàng giảm đến 77,8% tỉ lệ táo báo chỉ sau 4 tháng sử dụng, đồng thời giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, cho trẻ tăng cân, tăng chiều cao hiệu quả.

  • Sử dụng thuốc bơm hậu môn:

Một khi trẻ bị táo bón, có thể sử dụng thuốc bơm hậu môn cho trẻ dạng gel, glycerin mỗi tube 2ml, mỗi lần bơm 2 tube. Tuy nhiên đây là trường hợp giải quyết trước mắt và không nên lạm dụng. Về lâu dài, điều này không tốt cho trẻ mà cần sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

  • Làm ấm hậu môn bé:

Kích thích nhẹ nhàng cơ vòng hậu môn bằng cách ngâm nước ấm 1-2 lần/ ngày, mỗi lần 5 phút sẽ giúp trẻ sơ sinh có cảm giác thoải mái và dễ đi ngoài hơn. 

  • Khuyến khích mẹ nuôi con bằng sữa mẹ: 

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Sữa mẹ không nóng và rất dễ tiêu hóa nên có trường hợp bé hấp thu một cách tối đa các chất dinh dưỡng và không để lại nhiều bã. 

KẾT:

Bệnh táo bón là một trong những loại bệnh phổ biến nhất mà bé yêu sẽ trải qua ở hầu hết các giai đoạn phát triển. Chỉ cần nắm những kiến thức tổng quát về căn bệnh này, mẹ giờ đây đã có thể bình tĩnh phân biệt và phản ứng chính xác trước những phản ứng của bé. Đừng quên chia sẻ thông tin để cả nhà cùng chăm chăm sóc hệ tiêu hóa non nớt của yêu trước căn bệnh táo bón nhé!

Famna mới là dòng sản phẩm 100% sản xuất tại Thuỵ Điển, ứng dụng tinh hoa dinh dưỡng châu Âu, đặc chế cho trẻ em Việt.

Famna chứa công thức FDI (Foundation of Digestion and Immunity) độc quyền với sự kết hợp hoàn hảo của HMO và FOS/inulin giúp xây dựng nền tảng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt, là nền tảng quan trọng để trẻ hấp thu các dưỡng chất, từ đó phát triển toàn diện.

Sản phẩm còn được bổ sung 100% DHA từ tảo tinh khiết cùng bộ dưỡng chất ARA, axit linoleic, alpha linolenic, taurin, lutein, choline, iốt, sắt, giúp phát triển trí não, cho bé thông minh, kiện toàn về thể trạng và trí tuệ.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Famna tại: https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/famna