MẸ CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ NÔN TRỚ?
Dù nôn trớ là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ nhưng việc ba mẹ có tâm lý chủ quan và chỉ xử lý theo thói quen cũ có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa của trẻ, dễ bỏ qua những triệu chứng bất thường của nôn trớ bệnh lý, tiềm tàng nguy cơ nhiễm trùng dạ dày, ruột, ngộ độc thức ăn,…
Bài viết chi tiết về tình trạng bị nôn trớ của trẻ sơ sinh sẽ giúp bạn xử lý hiệu quả khi bé mắc phải bệnh này.
1. Vì sao trẻ hay nôn trớ?
Nôn là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài miệng với số lượng lớn do sự tăng co bóp một cách bất thường của dạ dày hoặc do tác động gắng sức của cơ thể. 75% nôn trớ ở trẻ hết sau 1 tuổi, gọi là nôn trớ sinh lý. Chỉ một số ít trong số trẻ này có tổn thương thực thể.
Trớ là sự di chuyển của các chất trong dạ dày lên miệng, hoặc ra ngoài miệng với số lượng ít, do sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
2. Biểu hiện nôn trớ ở trẻ:
Để có cách xử lý hiệu quả tình trạng nôn trớ, ba mẹ cần phân biệt tốt giữa nôn trớ đơn thuần với nôn trớ bệnh lý. Trong đó, trẻ nôn trớ dưới 3 lần trong một ngày nhưng vẫn ăn ngoan, bú tốt, hoạt bát vui vẻ là dấu hiệu bình thường. Còn nôn trớ bệnh lý thường đi kèm với một số biểu hiện như sốt, ho, tiêu chảy, vặn mình, khóc đêm, mồ hôi đầu lúc ngủ…
3. Nguyên nhân khiến trẻ hay bị nôn trớ:
Giáo sư Nguyễn Gia Khánh, Phó chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết, một trong những nguyên nhân chính gây nôn trớ là do hệ tiêu hóa của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, cơ thực quản, dạ dày còn yếu và mỏng, nước bọt bài tiết rất ít trước 3 tháng tuổi nên trẻ dễ bị nghẹn hoặc nôn, nhất là khi ăn nhiều.
Ngoài ra còn có các tác động chủ quan từ cách chăm sóc, cho bé bú của phụ huynh như cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn, bú mẹ không đúng tư thế, bú bình chưa đúng cách, quấn tã quá chặt… Việc thiếu các dưỡng chất như vitamin D, canxi hoặc magiê, … hoặc mắc bệnh đường ruột, bệnh của đường hô hấp, của vùng tai – mũi – họng cũng có thể là nguyên gây nên chứng nôn trớ.
4. Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ:
Trong lúc bé nôn trớ:
Khi trẻ bị nôn nên lưu ý tư thế giúp trẻ dễ chịu: Bế trẻ ngồi, đặt một tay ở trán để đỡ phần đầu, tay còn lại đỡ phần dưới ngực để trẻ nôn dễ dàng. Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, nên đặt ở tư thế nằm nghiêng bên trái đầu hơi cao, để trẻ không bị sặc các chất nôn vào đường thở gây ngạt.
Để không làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi rất nguy hiểm cho trẻ, người thân tuyệt đối không bế xốc bé lên khi bé đang nôn đồng thời không nên tỏ thái độ bực tức, quát mắng dễ làm bé giật mình, mất bình tĩnh, làm bé quấy khóc và sẽ nôn trớ nhiều hơn. Thay vào đó, ba mẹ nên từ từ nhẹ nhàng trò chuyện động viên nhẹ nhàng với con để bé quên đi việc nôn trớ, đồng thời kết hợp với việc vuốt lưng từ trên xuống và không cho bé bú lại ngay sau khi trớ.
Sau khi bé nôn trớ xong:
Khi nôn xong, nên cho trẻ nằm nghỉ, không nên cho bé uống sữa ngay sau khi nôn ói. Lau mặt, miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây nên.
Đa số các trường hợp “trớ” thường không là bệnh lý nên có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên trẻ nôn trớ nhiều có thể gây mất nước, mất điện giải như mất natri, clo và mệt mỏi. Cha mẹ cần theo dõi và đưa con tới bệnh viện nếu bé các triệu chứng như ngừng thở, da tím tái, thở thanh, thở co lõm nhiều, khò khè hoặc ho kéo dài, nôn trớ có kèm máu hoặc dịch vàng xanh, nôn nhiều kèm theo sốt mệt mỏi; nôn ói kèm theo co giật hoặc ngủ li bì; nôn ói nhiều lần trong 6 giờ, bé chậm lên cân, quấy khóc bứt rứt nhiều…
Cách đơn giản hạn chế tình trạng nôn trớ tại nhà
Để hạn chế nôn trớ sinh lý ở trẻ cần phối hợp các biện pháp sau:
a. Cho trẻ bú đúng cách:
Tư thế trong và sau khi bé bú ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng nôn trớ của bé. Ba mẹ lưu ý không nên mặc quần áo hay quấn tã quá chật cho con để không tạo áp lực lên bụng khi bé no. Khi cho bé bú, các mẹ nhớ cho miệng bé ngậm hết quầng vú mẹ, tránh tình trạng ngậm lơ lửng hay cho bé vừa bú mẹ vừa bú hơi.
Sau khi cho bé bú no, mẹ có thể vỗ nhẹ nhàng lên lưng để giúp trẻ ợ hơi, đặt bé nằm đầu cao khoảng 30 độ để hạn chế tình trạng sữa trào ngược.
b. Lưu ý chế độ ăn uống:
Dù bé bú sữa mẹ hay uống sữa hộp, mẹ cũng nên chia nhỏ lượng sữa hoặc cho bé bú làm nhiều lần trong ngày với lượng vừa đủ không quá no. Nếu nghi ngờ bé bị trớ do dị ứng sữa, các mẹ có thể đổi sang loại sữa ít gây dị ứng trong khoảng 2 tuần. Ngoài ra, không nên thay đổi chế độ ăn một cách đột ngột khiến cơ thể bé không kịp thích ứng.
Nôn trớ cũng là 1 trong 5 dấu hiệu phổ biến của tình trạng không hợp sữa. Mẹ cần chú ý quan sát trẻ để hiểu rõ nguyên nhân và có giải pháp phù hợp, kịp thời. Mẹ nên chọn các loại sữa có thành phần dưỡng chất cân bằng, đặc chế cho thể trạng trẻ em Việt để cải thiện tình trạng này.
Sau khi điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú nhưng tình trạng nôn trớ vẫn không thuyên giảm, phụ huynh nếu muốn sử dụng thuốc hay bổ sung vitamin D, canxi, magie,… cho bé nên có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
KẾT:
Nôn trớ có thể là biểu hiện sinh lý xảy ra ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cha mẹ cần có sự trợ giúp từ bác sĩ để thăm khám, kiểm tra xác định nguyên nhân bệnh sớm, tránh hậu quả xấu. Để nhận được tư vấn cụ thể về các trường hợp bệnh tiêu hóa ở bé, ba mẹ có thể liên hệ số điện thoại (028) 38255 777 hoặc email: [email protected] để gặp các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng tại NutiFood nhé!
Famna mới là dòng sản phẩm 100% sản xuất tại Thuỵ Điển, ứng dụng tinh hoa dinh dưỡng châu Âu, đặc chế cho trẻ em Việt.
Famna chứa công thức FDI (Foundation of Digestion and Immunity) độc quyền với sự kết hợp hoàn hảo của HMO và FOS/inulin giúp xây dựng nền tảng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt, là nền tảng quan trọng để trẻ hấp thu các dưỡng chất, từ đó phát triển toàn diện.
Sản phẩm còn được bổ sung 100% DHA từ tảo tinh khiết cùng bộ dưỡng chất ARA, axit linoleic, alpha linolenic, taurin, lutein, choline, iốt, sắt, giúp phát triển trí não, cho bé thông minh, kiện toàn về thể trạng và trí tuệ.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Famna tại: https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/famna