NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ NÔN TRỚ Ở TRẺ SƠ SINH
Vốn là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ khiến nhiều ba mẹ có tâm lý xem nhẹ, thực ra nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể gây nên những tác hại rất lớn như giảm khả năng hấp thụ, gây kém phát triển ở trẻ. Nguy hiểm hơn, đây còn là triệu chứng tiềm tàng của các bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng đường ruột, dạ dày, ngộ độc thực phẩm,…
Bài viết này sẽ giúp ba mẹ phân biệt, tìm hiểu nguyên nhân và có cách xử lý hiệu quả khi bé bị nôn trớ.
1. Phân biệt nôn và trớ ở trẻ:
Nôn là hiện tượng một số lượng lớn chất trong dạ dày bị đẩy ngược ra ngoài miệng do sự co bóp không bình thường của dạ dày dưới hoạt động gắng sức của cơ thể. Trớ là hiện tượng một số lượng ít các chất trong dạ dày di chuyển lên miệng hoặc ra ngoài miệng có thể tự nhiên hoặc khi đột ngột thay đổi tư thế.
Theo theo nghiên cứu của các chuyên gia, nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở trẻ khỏe mạnh ngay từ khi mới chào đời cho đến khi trẻ được một tuổi. 75% trường hợp sẽ hết sau 1 tuổi, gọi là nôn trớ sinh lý. Tuy nhiên nôn trớ cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về hô hấp và tiêu hóa nên người lớn cần chú ý các biểu hiện đi kèm như sốt, phát ban, tiêu chảy, sổ mũi, ho,…
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ:
- Hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ là do hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa phát triển toàn diện. Cụ thể cơ co thắt thực quản, dạ dày của trẻ lúc này còn yếu và mỏng, sự tiết nước bọt còn rất hạn chế, dạ dày còn nhỏ và nằm ngang nên thức ăn dễ trào ra, đặc biệt là khi ăn quá nhiều.
- Chăm sóc nuôi nấng chưa đúng cách:
Ngoài các nguyên nhân khó nhìn thấy bằng mắt thường, cách người lớn chăm sóc, nuôi nấng trẻ như cho trẻ ăn quá no, các bữa ăn quá gần nhau, quấn rốn mang tã hay mặc quần áo quá chật tạo áp lực lên bụng bé, cho bé vừa bú mẹ vừa bú hơi hay bú bình sai cách cũng là những tác động chủ quan khiến trẻ bị nôn trớ thường xuyên.
- Mắc một số loại bệnh lý hoặc thiếu dưỡng chất:
Cơ địa các bé đang mắc các loại bệnh đường ruột như nhiễm trùng dạ dày, đường ruột, ngộ độc thức ăn, bệnh hô hấp, bệnh tai – mũi – họng, viêm màng não,… hoặc đang thiếu những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như Vitamin D, Canxi, Magie,… cũng có khả năng gây chứng nôn trớ.
3. Biện pháp xử lý và phòng ngừa chứng nôn trớ tại nhà:
- Chế độ ăn:
Cho trẻ bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá, không ép trẻ ăn quá sức và nên chuyển chế độ ăn từ từ để cơ thể bé kịp thích ứng. Sau khi ăn no không nên cho bé nằm ngay hoặc chạy nhảy, la hét quá mức, vừa ăn vừa nô đùa gây kích ứng họng và gây phản xạ nôn.
- Tư thế đúng:
Những bé bú mẹ không đúng cách, ngậm không hết quầng vú, ngậm lơ lửng… hay bị nôn trớ. Người lớn cần lưu ý cầm nghiêng chai sữa 45 độ cho sữa ngập hết cổ chai sữa, không cho trẻ ngậm đầu vú giả. Sau khi ăn không bế xốc bé một cách đột ngột, nên bế vác trẻ đứng thẳng 10-15 phút ở tư thế đầu cao. Khi đặt bé nằm lưu ý để đầu cao khoảng 30 độ để hạn chế tình trạng sữa trào ngược.
Ngoài ra, ba mẹ nên lưu ý tạo tư thế dễ chịu khi bé đang nôn: bế trẻ ngồi, đặt một tay ở trán để đỡ phần đầu, tay còn lại đỡ phần dưới ngực để trẻ nôn dễ dàng. Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, người lớn nên đặt ở tư thế nằm nghiêng bên trái đầu hơi cao, để trẻ không bị sặc các chất nôn vào đường thở gây ngạt. Khi nôn xong, nên cho trẻ nằm nghỉ, không nên cho bé uống sữa ngay sau khi nôn ói. Sau khi bé nôn xong, mẹ nên lau mặt cho trẻ, súc miệng sạch sẽ, thay áo cho bé để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây nên.
- Vỗ ợ hơi:
Ngoài việc bế đầu cao, mẹ nên phối hợp vỗ ợ hơi thường xuyên để giúp không khí trong bụng bé thoát ra ngoài dễ dàng. Mẹ có thể tham khảo 3 cách vỗ ợ hơi đơn giản dưới đây:
Tư thế ngồi trong lòng mẹ: Giữ cho bé ngồi thẳng trong lòng mẹ. Mẹ dùng một tay nhẹ nhàng nâng cằm bé lên, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng trẻ.
Tư thế nằm trong lòng mẹ: Kê một chiếc khăn vải lên lòng mẹ rồi đặt bé nằm sấp xuống. Nhẹ nhàng vỗ hoặc chà sát nhẹ vào lưng trẻ.
Tư thế bế lên vai: Đặt một chiếc khăn vải lên vai mẹ và đỡ bé ở tư thế thẳng, nghiêng mặt bé vào vai mẹ. Vỗ nhẹ nhàng hoặc chà sát nhẹ vào lưng của trẻ.
- Dùng thuốc:
Biện pháp này chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn, tư thế bú không có kết quả, hoặc khi nôn trớ đi kèm với sụt cân hay các triệu chứng như nôn ói kèm co giật, ngủ li bì, nôn ói liên tục nhiều lần trong 6 giờ, nôn trớ kèm sốt,… Nên đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời, không tự ý dùng thuốc chống nôn cho trẻ.
- Lưu ý khi chọn sản phẩm sữa:
Bên cạnh sữa mẹ và bữa ăn hằng ngày, ba mẹ cần lưu ý lựa chọn những sản phẩm có thành phần thanh mát với lượng tinh bột trung bình không cao hơn 2 gam trên 100 ml. Ngoài ra, chất xơ hòa tan như FOS/ GOS/ Inulin hay prebiotics như HMO là những dưỡng chất đã được chứng minh có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt, tăng cường lợi khuẩn, tăng hệ miễn dịch đường ruột. Phụ huynh có thể cân nhắc lựa chọn những sản phẩm bổ sung những dưỡng chất này để giúp bé giảm nôn trớ hiệu quả hơn.
Famna mới sở hữu công thức FDI (Foundation Of Digestion & Immunity) độc quyền từ Viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng Nutifood Thụy Điển – NNRIS. Bộ đôi dưỡng chất HMO và FOS/ Inulin được phối hợp theo tỷ lệ hoàn hảo giúp xây dựng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt, là nền tảng quan trọng nhất để trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất, từ đó phát triển toàn diện.
Công thức FDI nay đã được chứng nhận lâm sàng, chứng minh hiệu quả trên thể trạng trẻ em Việt, giúp giảm 77,8% tỉ lệ táo bón, 58,6% tỉ lệ nhiễm khuẩn hô hấp, 74,6% tỉ lệ biếng ăn. Chỉ sau 4 tháng sử dụng, trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cân, tăng chiều cao hiệu quả.
KẾT:
Nôn trớ là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ khiến nhiều ba mẹ lo lắng mệt mỏi. Tuy nôn trớ thường biến mất sau 1 tuổi, nhưng bằng cách chủ động tìm hiểu những kiến thức khoa học về sức khỏe và dinh dưỡng, nôn trớ sẽ không còn là nỗi ám ảnh của gia đình, giờ ăn của bé cũng trở nên nhẹ nhàng vui vẻ, bé hấp thu tốt lớn nhanh.
Famna mới là dòng sản phẩm 100% sản xuất tại Thuỵ Điển, ứng dụng tinh hoa dinh dưỡng châu Âu, đặc chế cho trẻ em Việt.
Famna chứa công thức FDI (Foundation of Digestion and Immunity) độc quyền với sự kết hợp hoàn hảo của HMO và FOS/inulin giúp xây dựng nền tảng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt, là nền tảng quan trọng để trẻ hấp thu các dưỡng chất, từ đó phát triển toàn diện.
Sản phẩm còn được bổ sung 100% DHA từ tảo tinh khiết cùng bộ dưỡng chất ARA, axit linoleic, alpha linolenic, taurin, lutein, choline, iốt, sắt, giúp phát triển trí não, cho bé thông minh, kiện toàn về thể trạng và trí tuệ.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Famna tại: https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/famna