Những điều mẹ cần biết về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em - Nutifood Sweden

Những điều mẹ cần biết về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Đăng ngày 07/07/2022

Mỗi năm khi mùa hè, mùa mưa đến, bệnh sốt xuất huyết lại “leo top” về số lượng ca bệnh ở trẻ nhỏ. Theo số liệu bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), số ca sốt xuất huyết ở trẻ em 6 tháng đầu năm năm nay tăng đột biến hơn 151% so với cùng kỳ năm ngoái và chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Trong bài viết về bệnh sốt xuất huyết của trẻ em từ đội ngũ chuyên gia tại Nutifood Thụy Điển này, ba mẹ sẽ được trang bị những kiến thức quan trọng cần thiết để chủ động phòng ngừa bệnh đồng thời phát hiện sớm các triệu chứng ở trẻ để điều trị bệnh kịp thời.

1. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?

Sốt xuất huyết hay còn được gọi là sốt xuất huyết dengue ở trẻ em, do vi-rút Dengue (chi Flavivirus, họ Flaviviridae) truyền qua vật trung gian là muỗi vằn (Aedes Aegypti) khi đốt đưa vi-rút gây bệnh vào máu người. Cơ chế lây bệnh ở loài muỗi này là chúng chỉ hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới có thể lây nhiễm bệnh. Vi-rút Dengue sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi Aedes cái trong khoảng 8 đến 11 ngày. Sau thời gian này, nếu trẻ bị muỗi Aedes chích thì sẽ bị lây nhiễm.

Muỗi vằn là trung gian gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Nguồn: Vietnam.net

Vi-rút Dengue có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Trẻ nhiễm với chủng nào thì chỉ tạo miễn dịch suốt đời với chủng đó và vẫn có nguy cơ tái nhiễm các chủng còn lại nhưng các triệu chứng sẽ nặng và nguy hiểm hơn. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, trẻ có miễn dịch yếu, sinh sống hoặc du lịch ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới như Đông Nam Á hoặc có tỷ lệ nhiễm sốt xuất huyết tăng cao hơn người khỏe mạnh bình thường.

2. Các đường lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Ngoài con đường lây nhiễm phổ biến nhất là qua muỗi vằn đốt, hút máu của người sốt xuất huyết hoặc người có mang vi-rút Dengue nhưng không có triệu chứng rồi lây truyền vi-rút sang người khỏe mạnh, bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em còn có thể lây nhiễm qua các nguồn sau:

2.1 Lây truyền qua đường máu:

Sử dụng chung bơm kim tiêm với người bệnh sốt xuất huyết hoặc truyền máu người bệnh sốt xuất huyết cho người khỏe mạnh sẽ làm tăng cao nguy cơ bị bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, vi-rút Dengue còn có thể lây qua các chế phẩm y tế, chế phẩm máu, phơi nhiễm với tổn thương ở niêm mạc, tổn thương do kim tiêm. Người mang vi-rút không có triệu chứng khi hiến máu cũng có thể lây nhiễm cho người nhận máu.

2.2 Lây truyền từ mẹ sang con:

Mẹ có vi-rút Dengue trong máu do mắc bệnh sốt xuất huyết trong vòng 10 ngày trước khi sinh con có thể truyền vi-rút cho trẻ. Bệnh này biểu hiện trẻ sơ sinh lúc 4 – 11 ngày tuổi.

3. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra những biến chứng đe dọa tính mạng trẻ nhỏ như suy tạng nặng, suy gan cấp, rối loạn tri giác (xuất huyết não), viêm cơ tim, suy tim, sốc sốt xuất huyết, xuất huyết nặng trong cơ và nội tạng dẫn đến đông máu rải rác trong lòng mạch máu, xuất huyết chảy máu cam,…

4. Phân loại sốt xuất huyết

Theo Tổ chức Y tế thế giới, sốt xuất huyết được chia ra 2 nhóm: Nhóm không biến chứng và nhóm biến chứng nặng. Đây là cách phân loại đơn giản hóa của WHO để thay thế cho phân loại cũ năm 1997, được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ năm 2011.

4.1 Sốt xuất huyết thể nhẹ

Sốt xuất huyết thể nhẹ là khi người bệnh bị nhiễm vi rút Dengue nhưng không bị các biến chứng nặng. Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tự điều trị tại nhà như bệnh sốt thông thường. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý, trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết thể nhẹ vẫn có thể chuyển sang thể nặng nếu chăm sóc sai cách.

4.2 Sốt xuất huyết thể nặng

Sốt xuất huyết được xác định là thể nặng khi có liên quan đến chảy máu hay rò rỉ huyết tương nghiêm trọng, rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể, gây ra các biến chứng nguy hiểm.

5. Dấu hiệu bé bị sốt xuất huyết

Trẻ sốt xuất huyết sẽ có dấu hiệu sốt cao từ ngày thứ 3. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ nhầm bệnh này với bệnh cảm cúm hay các bệnh liên quan đến đường hô hấp nên phát hiện bệnh trễ, tăng nguy cơ gây ra các biến chứng nặng. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh trải qua 3 giai đoạn với các dấu hiệu dưới đây:

5.1 Giai đoạn sốt

Sau khi bị nhiễm vi rút Dengue từ muỗi, người bệnh sẽ ủ bệnh từ 4 – 7 ngày (có khi tới 14 ngày) rồi mới xuất hiện các biểu hiện sốt. Bước vào giai đoạn sốt này, bệnh nhân có thể sốt cao liên tục hoặc sốt cao đột ngột từ 39 – 40 độ C, dù uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không giảm sốt. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sẽ có các triệu chứng đi kèm như: Mệt mỏi rũ rượi, đau họng, đau vùng thượng vị và tiêu chảy, đau đầu, nhức hai bên hốc mắt, da xung huyết, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi, phát ban, chán ăn, buồn nôn, đau nhức các cơ khớp,…

Ở trẻ em, triệu chứng phổ biến của giai đoạn đầu là sốt kèm theo đau họng và đau bụng. Sau 3 ngày trẻ sẽ hạ sốt, đến ngày thứ 8 thường xuất hiện chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi. Các nốt ban này sẽ lan từ mình đến mặt, các chi, lòng bàn tay và bàn chân gây ngứa.

5.2 Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn nguy hiểm diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7 tính từ ngày đầu tiên bị sốt. Lúc này, người bệnh có thể giảm hoặc còn sốt, có thể xuất huyết hoặc không. Một số trường hợp xuất hiện tình trạng nhiễm trùng thứ phát với biểu hiện hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Bệnh nhân sốt xuất huyết ở giai đoạn này có thể đối mặt với những triệu chứng nặng như:

  • Các triệu chứng của thoát huyết tương do bị tăng tính thấm thành mạch.
  • Các triệu chứng tràn dịch phổi: Đau ngực khi thay đổi tư thế, căng tức nặng ngực và khó thở.
  • Triệu chứng nặng tràn dịch màng bụng: Chướng bụng, bụng to nhanh.
  • Đau tức vùng dưới sườn hoặc vùng thượng vị do gan phình to, vật vã, li bì, lạnh chân tay, da lạnh ẩm toàn thân, tiểu ít.
  • Xuất huyết dưới da: Xuất hiện các nốt xuất huyết hoặc các mảng xuất huyết, thường sẽ có ở mặt trước 2 chân, và mặt trong 2 cánh tay, đùi, mạng sườn, bụng.

Một số tình trạng nguy hiểm hơn có thể xảy ra trong giai đoạn này là khi bệnh nhân bị xuất huyết nội tạng đường tiêu hóa, xuất huyết ở phổi và não với các triệu chứng như: Nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu, ra máu bất thường ở âm đạo, rong kinh,… Trong khi đó, các biến chứng nặng như: Viêm gan nặng, viêm cơ tim, viêm não, suy thận có thể xảy ra ở một số bé bị sốt xuất huyết không có các dấu hiệu thoát huyết tương hoặc không bị sốc.

5.3 Giai đoạn hồi phục

Qua giai đoạn nguy hiểm từ 1 đến 2 ngày, trẻ sẽ hết sốt và dần hồi phục sức khỏe, huyết áp và các chỉ số xét nghiệm cũng dần trở về mức bình thường. Bé sẽ tiểu nhiều hơn và thèm ăn hơn. Lúc này người nhà vẫn cần lưu ý chăm sóc cẩn thận, không được lơ là các triệu chứng bất thường để tránh bị phù phổi, suy tim.

6. Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

6.1 Tiêm vắc-xin phòng sốt xuất huyết

Từ tháng 5/2019, vắc-xin sốt xuất huyết cho cả 4 loại huyết thanh đầu tiên trên thế giới  – Dengvaxia đã được FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) thông qua. Tuy đã được một số quốc gia tin dùng nhưng vắc-xin này chưa chính thức lưu hành tại Việt Nam. Lý giải cho điều này, TS. BS Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng khoa sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết: “Loại vắc-xin này được phép sử dụng cho trẻ từ 9 đến 16 tuổi nhưng điều kiện đặc biệt là trẻ phải có tiền sử mắc bệnh sốt xuất huyết. Hơn nữa, hiệu quả của vắc-xin cũng không quá cao nên Việt Nam chưa đưa vào tiêm chủng.”

6.2 Ngăn ngừa muỗi đốt

Việt Nam chưa có vắc-xin nên ba mẹ càng cần phải lưu ý phòng chống bệnh sốt xuất huyết, ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch bằng cách tiêu diệt muỗi – nguồn lây bệnh trung gian. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ ngăn ngừa muỗi đốt:

  • Diệt bọ gậy/ lăng quăng/ muỗi bằng cách thay nước thường xuyên cho các lọ hoa, chậu cây có nước, thả cá vào các ao, hồ, hòn non bộ, che đậy và súc rửa thường xuyên các vật dụng chứa nước, lật úp các vật dụng chứa nước không sử dụng.
  • Giữ môi trường sống thoáng đãng, sạch sẽ bằng cách thường xuyên phát quang bụi rậm, dọn dẹp thu gom phế liệu, rác thải thường xuyên.
  • Định kỳ phun thuốc diệt muỗi quanh nhà nếu khu vực sinh sống gần sông nước hoặc có nhiều muỗi.
  • Mặc quần áo dài tay, dài chân và nhạt màu khi đi ra ngoài vì màu tối thu hút muỗi nhiều hơn.
  • Ngủ màn kể cả ban ngày, thoa kem chống muỗi.
  • Ba mẹ hạn chế cho bé ra ngoài chơi vào buổi chiều tối, đặc biệt không đến những nơi nhiều cây cối um tùm, ẩm thấp; bé ra ngoài cần có sự theo dõi, giám sát để không bị muỗi đốt.

Ngăn ngừa muỗi đốt là cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em hiệu quả. Nguồn: Getty Images.

7. Chế độ sinh hoạt tăng đề kháng cho bé phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Trong những năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” từ 6 tháng – 3 tuổi, hệ miễn dịch của các em lúc này chưa hoàn thiện, chưa có khả năng tự tạo kháng thể trong khi lượng kháng thể từ mẹ truyền qua giảm mạnh, trẻ bắt đầu tập ăn, tập đi, đi nhà trẻ, đi chơi,… tiếp xúc nhiều hơn với môi trường nên dễ bị các vi-rút, vi-khuẩn bên ngoài tấn công. Chính vì vậy, ba mẹ càng cần tập trung xây dựng nền tảng đề kháng khỏe mạnh để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nói chung.Cụ thể, duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, vui chơi vận động cơ thể thường xuyên, tắm nắng sớm, ngủ đúng giờ, đủ giấc, bữa ăn đa dạng đủ các nhóm chất quan trọng như đạm, bột đường, béo, xơ, vitamin và khoáng chất sẽ giúp bé dần xây dựng nền tảng miễn dịch vững chắc. Bên cạnh đó, mẹ còn có thể giúp tăng đề kháng cho bé phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ bằng cách bổ sung các dưỡng chất đã được khoa học chứng minh là tốt cho miễn dịch như HMO, kháng thể IgG, lợi khuẩn Probiotics, các loại chất xơ hòa tan FOS, Inulin,….

Nutifood GrowPLUS+ Sữa non (Vàng) – Giải pháp dinh dưỡng chuẩn Âu giúp trẻ Việt nhân đôi đề kháng

Nhằm hỗ trợ xây dựng miễn dịch khỏe, phòng chống và phục hồi nhanh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, đội ngũ chuyên gia tại Viện Nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển – NNRIS đã phát triển  bộ đôi giải pháp dành riêng cho trẻ em Việt  – Nutifood Sweden GrowPLUS+ 100% nhập khẩu, được sản xuất tại nhà máy SMC Singapore.

giải pháp dinh dưỡng nhân đôi đề kháng.


Tác dụng của sữa non colostrum 24h kết hợp với công thức FDI độc quyền trong Nutifood GrowPLUS+ Sữa non (Vàng) giúp trẻ nhân đôi sức đề kháng

Nutifood GrowPLUS+ Sữa non (Vàng) có thành phần 100% sữa non 24 giờ nhập khẩu từ Mỹ chứa lượng kháng thể IgG vượt trội, tích hợp công thức FDI độc quyền, kết hợp bộ đôi chất xơ hòa tan FOS/Inulin và đại dưỡng chất HMO có nhiều trong sữa mẹ giúp xây dựng nền tảng đề kháng khỏe – tiêu hóa tốt. Được nghiên cứu trên thể trạng đặc thù của trẻ em Việt Nam, công thức đã được chứng nhận lâm sàng hỗ trợ giảm 58,6% tỷ lệ trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp, giảm 77,8% tỷ lệ rối loạn tiêu hóa ở trẻ và giảm 56,4% tỷ lệ trẻ gặp vấn đề về giấc ngủ.

Tham khảo thông tin CNLS tại: https://drive.google.com/file/d/11uwLBa7REf85R-istlR-p_o1wynMlYtK/view?usp=sharing

Đặc biệt, Nutifood GrowPLUS+ Sữa non (Vàng) nhập khẩu 100% và sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy SMC, Singapore. Sản phẩm còn được bổ sung các vi chất quan trọng như vitamin nhóm A, B, D3, canxi, kẽm, phốt-pho, DHA, Omega 3 & 6…  vừa giúp ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy tăng cân, tăng chiều cao, phát triển thị giác, não bộ vừa giúp bé bị sốt xuất huyết ăn uống ngon miệng, hấp thu tốt, nhanh chóng phục hồi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày ba mẹ nên bổ sung cho bé từ 1 – 2 ly hoặc hộp sữa để phát huy tác dụng của sữa non một cách tối ưu.

 

✨ Sữa Nutifood Sweden GrowPLUS+ Immunel – Giải pháp THĂNG HẠNG đề kháng với công thức 3 lớp bảo vệ nhờ: Thành phần Sữa non Immunel đột phá từ Sterling Mỹ giúp kích hoạt hệ miễn dịch tự nhiên và đặc hiệu, tăng đề kháng nhanh trong 2h; kết hợp với sữa non 24h giàu kháng thể IgG hỗ trợ ghi nhớ kháng nguyên, bảo vệ hiệu quả nhanh trước vi khuẩn và virus; cùng với 2’FL-HMO tăng miễn dịch đường ruột, giảm nhiễm trùng tiêu hóa & hô hấp. Sản phẩm cũng giúp hỗ trợ tăng cân nhờ có Lysin, Sắt, Kẽm kích thích ăn ngon miệng, hỗ trợ tăng cân. Vitamin nhóm B giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa các dưỡng chất cũng như được bổ sung hàm lượng DHA, Lutein, Iod hợp lý hỗ trợ phát triển não bộ và thị giác.

Siêu phẩm sữa tăng đề kháng cho bé mới Nutifood Sweden GrowPLUS+ Sữa non Immunel mới giúp nâng tầm miễn dịch phòng ngừa tay chân miệng.

👉 Xem thêm thông tin về sản phẩm Nutifood Sweden GrowPLUS+ Sữa non Immunel tại:

https://nutifoodsweden.com/growplus/san-pham/grow-plus-sua-non-immunel-vi/

CHỌN SỮA NON TĂNG ĐỀ KHÁNG

CHỌN SỮA NON NUTIFOOD SWEDEN GROWPLUS+

👉 So sánh 2 loại sữa tăng đề kháng cho bé Nutifood Sweden GrowPLUS+ Sữa non Immnunel và Sữa non – Mẹ nên mua loại nào tại đây.

👉 Xem thêm ưu đãi mới nhất từ thương hiệu Nutifood GrowPLUS+ tại đây: https://www.facebook.com/GrowPLUScuaNutiFood

☎ Liên hệ tư vấn tại hotline: (028) 38 255 777 hoặc tại email: [email protected]