TỔNG HỢP NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ TIÊU CHẢY
Tiêu chảy là bệnh không hề xa lạ với các mẹ có con nhỏ. Thế nhưng qua tiếp xúc với các bà mẹ đưa trẻ đi khám vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này: nguyên nhân do đâu, có thể làm gì để phòng ngừa cũng như cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy.
1. Nhận biết khi trẻ bị tiêu chảy
Gọi là tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần trong ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Tiêu chảy gồm 2 loại: tiêu chảy cấp tính xảy ra đột ngột kéo dài vài ngày đến cả tuần nhưng không quá 2 tuần. Tiêu chảy mạn tính là có ngày tiêu chảy nhiều, có ngày ít và kéo dài trên 2 tuần.
2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em
Điều gì khiến trẻ bị tiêu chảy? Nguyên nhân chính là do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn chưa được nấu chín kỹ hoặc để ruồi nhặng bâu đậu gây nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, việc không rửa tay sạch trước khi cầm thức ăn cũng có thể gây tiêu chảy.
Vi khuẩn, virus sẽ theo đó tới ruột và ở đây chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và bài tiết ra các độc chất. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng lại ngay bằng cách huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan các virus, vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra đồng thời ruột co bóp mạnh để thải nước đó mang theo virus, vi khuẩn và các chất độc ra ngoài cơ thể, dẫn đến tiêu chảy.
Nguyên nhân thứ hai gây nên tiêu chảy ở trẻ nhỏ cũng phổ biến không kém chính là không hợp sữa. Trong đó, nếu trẻ thiếu enzyme Lactase phân giải Lactose trong sữa hoặc có phản ứng với một số thành phần có trong sữa thì đều có dấu hiệu báo động là tiêu chảy.
3. Hậu quả nếu không điều trị tiêu chảy ở trẻ em kịp thời
Trẻ bị tiêu chảy kéo dài nếu không được điều trị và chăm sóc đúng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong hoặc suy dinh dưỡng.
– Nguy cơ tử vong: Trẻ bị tiêu chảy cấp, hoặc có các biểu hiện nặng như sốt cao, nếu không được bù nước và điện giải cơ thể sẽ lâm vào tình trạng mất nước và điện giải. Các công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh có tới 70% số tử vong là do mất nước. Số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi…
– Nguy cơ suy dinh dưỡng: Vì trong khi tiêu chảy, các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ do trẻ mệt mỏi, chán ăn. Hơn nữa, các gia đình cũng thường mắc sai lầm là không cho trẻ ăn vì sợ ăn vào sẽ tăng tiêu chảy. Hậu quả khi trẻ khỏi bệnh tiêu chảy thì lại bị suy dinh dưỡng.
4. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
- Làm thế nào để nhận biết trẻ bị mất nước do tiêu chảy?
Mất nước nhẹ: Trẻ khát nước và đòi uống. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói chỉ biết quấy khóc chỉ khi cho uống nước đủ mới hết khóc.
Mất nước vừa: Ngoài khát nước trẻ có biểu hiện khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Trẻ nhỏ có thể thóp lõm xuống, mắt trũng lại, trẻ khóc không có nước mắt…
Mất nước nặng: Ngoài các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã hoặc li bì hôn mê hoặc có những cơn co giật.
- Khi nào cần truyền dịch?
Những trẻ mất nước nhẹ có thể điều trị tại nhà. Trẻ mất nước vừa thì tùy theo tình trạng chung của trẻ có thể được chữa tại nhà có hướng dẫn của thầy thuốc hoặc nhập viện điều trị. Những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải nhập viện điều trị. Chú ý, trẻ mất nước vừa nhưng không uống được, uống vào lại nôn và những trẻ mất nước nặng cần phải truyền dịch để bù nước và điện giải.
- Những việc cần làm khi trẻ bị tiêu chảy:
Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng hướng dẫn trên bao bì). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng một uống cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lít dung dịch đã pha thì đổ đi pha gói khác vì dung dịch đã pha sẽ hỏng.
Tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với cà rốt, khoai tây. Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.
Trong trường hợp nghi ngờ trẻ bị tiêu chảy do không hợp sữa, mẹ có thể cân nhắc đổi loại sữa khác. Mẹ nên chọn loại sữa phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của trẻ. Tiêu chí tiếp theo cần chú ý khi chọn sữa cho trẻ bị tiêu chảy là nên chọn các công thức giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng bệnh, từ đó bé hấp thu tốt dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không đổi sữa quá đột ngột khiến bé đang bị tiêu chảy lại thêm rối loạn tiêu hóa do chưa kịp thích nghi. Mẹ có thể cho bé thử uống 1 cữ sữa mới với 1 cữ sữa cũ, cho uống từng ít một, sau vài ngày bé sẽ quen dần và phục hồi sức khỏe.
- Những sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Một số bà mẹ sai lầm là khi trẻ tiêu chảy lại không cho trẻ ăn đầy đủ và không cho uống nước vì sợ làm tiêu chảy tăng dẫn đến trẻ tiêu chảy đã mất nước lại càng mất nước trầm trọng gây nguy hiểm hơn.
Sai lầm thứ hai là tự ý dùng thuốc kháng sinh. Ngày nay, các công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong khi trẻ tiêu chảy, cơ thể vẫn hấp thu được nước theo đường uống và hấp thu được tới 60% các thức ăn đưa vào theo đường tiêu hóa. Hơn nữa, phần lớn nguyên nhân tiêu chảy do virus nên dùng kháng sinh hoàn toàn vô ích mà còn làm trẻ mệt thêm. Do vậy chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn do tiêu chảy đã xác định do nguyên nhân vi khuẩn hoặc tiêu chảy có biến chứng bội nhiễm, viêm phổi…
Famna mới là dòng sản phẩm 100% sản xuất tại Thuỵ Điển, ứng dụng tinh hoa dinh dưỡng châu Âu, đặc chế cho trẻ em Việt.
Famna chứa công thức FDI (Foundation of Digestion and Immunity) độc quyền với sự kết hợp hoàn hảo của HMO và FOS/inulin giúp xây dựng nền tảng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt, là nền tảng rất quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ, giúp trẻ phát huy hết tiềm năng về trí tuệ, tầm vóc và thể lực sau này. Khi trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các dưỡng chất, ít bị bệnh nhờ đề kháng khỏe là nền móng vững chắc để bé tăng cân, phát triển chiều cao và trí não vượt trội.
Công thức FDI nay đã được chứng nhận lâm sàng, chứng minh hiệu quả trên thể trạng trẻ em Việt, giúp giảm 77,8% tỉ lệ táo bón, 58,6% tỉ lệ nhiễm khuẩn hô hấp, 74,6% tỉ lệ biếng ăn. Chỉ sau 4 tháng sử dụng, trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cân, tăng chiều cao hiệu quả. Sản phẩm còn được bổ sung 100% DHA từ tảo tinh khiết cùng bộ dưỡng chất ARA, axit linoleic, alpha linolenic, taurin, lutein, choline, iốt, sắt, giúp phát triển trí não, cho bé thông minh, kiện toàn về thể trạng và trí tuệ.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Famna tại: https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/famna