TOP 6 DẤU HIỆU BÉ MẮC BỆNH TIÊU HOÁ MÀ MẸ CHƯA BIẾT - Nutifood Sweden

TOP 6 DẤU HIỆU BÉ MẮC BỆNH TIÊU HOÁ MÀ MẸ CHƯA BIẾT

Đăng ngày 02/10/2024

Tiêu hoá kém là một trong những vấn đề về sức khoẻ phổ biến nhất ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non nớt ở những năm đầu đời. Với người lớn, bệnh tiêu hoá ít gây nguy hiểm hay di chứng. Vậy nên, nhiều bố mẹ rất thường chủ quan hoặc xem nhẹ. Tuy nhiên, trẻ em khi mắc các bệnh về tiêu hoá dễ mắc chứng suy dinh dưỡng và chậm phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ. Do đó hãy cùng chuyên gia Nutifood tìm hiểu sâu hơn về các dấu hiệu của bệnh tiêu hoá để khắc phục cho bé kịp thời mẹ nhé!

top 6 dấu hiệu bé mắc bệnh tiêu hoá mà mẹ chưa biết

1.     Dấu hiệu nhận biết bé mắc bệnh tiêu hoá

Mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu, triệu chứng của các vấn đề về tiêu hoá ở trẻ. Sau đây là top 3 dấu hiệu mách mẹ về bệnh tiêu hoá ở bé: 

Nôn trớ

Đây là hiện tượng phổ biến khi dạ dày muốn biểu hiện sự “khó chịu”. Các chất bị đẩy ngược từ dạ dày lên miệng một cách khó khăn vì cơ thể bé không đủ sức. Nôn trớ thường có hai dạng: nôn trớ sinh lý và nôn trớ do biến chứng đường tiêu hoá.

Nôn trớ thường xuyên là dấu hiệu trẻ có vấn đề tiêu hoá

Với nôn trớ sinh lý, 75% tình trạng sẽ mất đi sau 1 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do bú sai tư thế, cữ sữa quá no, chia cữ bú quá sát nhau…

Khác với nôn trớ sinh lý, nôn trớ do biến chứng đường tiêu hoá bắt nguồn từ tình trạng tắc ruột, teo thực quản, phình đại tràng bẩm sinh… Trường hợp nôn trớ này cần đặc biệt lưu tâm. Bởi nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, trẻ có nguy cơ tử vong cao.

Tiêu chảy

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh tiêu hoá là tiêu chảy. Bé bắt đầu đi ngoài phân lỏng từ 3 lần/ngày và kéo dài xuyên suốt 2 tuần kèm nhiều biểu hiện bất thường như lừ đừ, ăn kén… Một số bé sẽ còn trướng bụng, sốt, phân có chất nhầy hoặc máu…

tiêu chảy nhiều khiến trẻ suy nhược cơ thể

Nguyên nhân thường do bé ăn nhiều thức ăn nhuận tràng, ôi thiu hoặc dị ứng sữa, nhiễm khuẩn đường ruột… Tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, thể trạng kém cỏi.

Táo bón

Ngược với tiêu chảy, táo bón là khi trẻ lâu không đi ngoài. Cách 2-3 ngày mới đại tiện một lần, phân khô, rắn và to. Nếu để ý, mẹ sẽ thấy bụng bé hơi trương cứng. Đồng thời trẻ ngày càng biếng ăn, chậm lớn, thường đau bụng và quấy khóc.

Táo bón thường xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu chất xơ, sữa pha ít nước. Với bé mới lớn, tâm sinh lý biến đổi cũng tác động sức khoẻ hệ đường ruột và tiêu hoá.

táo bón ảnh hưởng sự phát triển ở trẻ

Như đã đề cập, bệnh tiêu hoá có ảnh hưởng trực tiếp quá trình hấp thụ dưỡng chất của trẻ. Vậy nên nếu không khắc phục, cả thể chất lẫn trí tuệ của bé khó mà phát triển toàn diện. Thậm chí nguy cơ bé tử vong khi gặp các tình huống cấp tính ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

2.     Mẹ nên làm gì để giúp bé khắc phục bệnh tiêu hoá?

Ứng phó với các biểu hiện tiêu hoá thất thường ở trẻ vẫn luôn là thách thức của bậc làm cha mẹ. Vậy thì hãy để chuyên gia dinh dưỡng Nutifood mách mẹ cách giúp bé tiêu hoá tốt hơn!

Giữ gìn vệ sinh thực phẩm

Kể cả sữa hay bất kỳ thực phẩm dinh dưỡng nào cũng cần được vệ sinh, nấu chín kỹ càng. Sử dụng nguồn nước sạch để rửa và nấu thức ăn cho bé. Mẹ nên ưu tiên chọn thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh và không chứa hóa chất bảo quản hay quá hạn.

Xây dựng chế độ ăn khoa học

Chế độ ăn của trẻ nhỏ cũng nên linh hoạt, nếu được thì không nên ăn theo người lớn. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ tiêu hoá dễ dàng hơn. Ngoài 3 bữa chính, bé có thể dùng bữa phụ với trái cây, sữa chua và sữa… Điều này sẽ giảm áp lực lên hệ tiêu hoá và dễ dàng tăng cường dinh dưỡng tốt cho trẻ. Nếu kỹ hơn, mẹ có thể cắt nhỏ hoặc cho bé ăn thức ăn mềm.

ăn nhiều trái cây giúp bé cải thiện tiêu hoá

Bổ sung lợi khuẩn đề kháng khỏi bệnh tiêu hoá

Trong 3 năm đầu đời, hệ vi sinh đường ruột bắt đầu hình thành ở bé nhờ có sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ cần tiếp thêm nguồn lợi khuẩn để bé tăng cường đề kháng đường ruột, hỗ trợ tiêu hoá. Cơ thể non nớt của bé như một “gian nhà trống”, chưa phải môi trường lý tưởng để lợi khuẩn có thể “sinh sống”. Do vậy mẹ cần bổ sung cả các chất xơ hoà tan. Đây là nguồn thức ăn chính giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn đường ruột.

Ngoài rau củ, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé lợi khuẩn và chất xơ bằng sản phẩm sữa Nutifood Sweden GrowPLUS+ Tiêu Hóa. Sản phẩm được nghiên cứu bởi các chuyên gia dinh dưỡng Thụy Điển và được đặc chế để phù hợp với thể trạng trẻ em Việt Nam.

NUTIFOOD SWEDEN GROWPLUS+ TIÊU HOÁ

TIÊU HOÁ KHỎE, BÉ TĂNG CÂN

  • Hỗ trợ tiêu hoá tốt

2’-FL HMO và chất xơ hòa tan FOS giúp kích thích hoạt động của các lợi khuẩn trong đường ruột, kết hợp cùng 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium lactis hỗ trợ bảo vệ hệ đường ruột khỏe mạnh, cân bằng lại hệ vi sinh vật trong đường ruột.

  • Hỗ trợ tăng cân, tăng chiều cao

Thành phần đột phá Sữa non 24h với kháng thể IgG hàm lượng cao kết hợp cùng 2’-FL HMO  và Kẽm giúp tăng cường đề kháng.

  • Hỗ trợ phát triển não bộ

Hàm lượng DHA, ALA, Taurin hỗ trợ phát triển não bộ và thị giác.

  • H tr tăng cường sức đề kháng

Prebiotics 2′-FL HMO cùng Kẽm, Vitamin A, E, C nhằm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.

👉 Xem thêm thông tin về sản phẩm Nutifood Sweden GrowPLUS+ Tiêu hoá tại đây: https://nutifoodsweden.com/vi/product/growplus-tieu-hoa/

👉Xem thêm ưu đãi mới nhất từ thương hiệu Nutifood Sweden GrowPLUS+ tại đây: https://www.facebook.com/GrowPLUScuaNutiFood

☎ Liên hệ tư vấn tại hotline: (028) 38 255 777 hoặc tại email: [email protected]

Lời kết

Hy vọng những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp các bố mẹ an tâm và tự tin trở thành “bác sĩ tại gia” cho bé. Cơ thể trẻ nhỏ rất cần sự quan tâm, thấu hiểu và hỗ trợ đúng lúc. Vậy nên, hãy để các chuyên gia dinh dưỡng Nutifood đồng hành cùng bố mẹ trên chặng đường phát triển cùng bé yêu này nhé!

Trích dẫn nguồn:

Vinmec.com. (2024, July 10). Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ và cách xử trí. Vinmec International Hospital. https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/nhung-trieu-chung-roi-loan-tieu-hoa-pho-bien-o-tre-va-cach-xu-tri-vi

BS. Trần Tuấn Anh. 4 bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Copyright © 2021 Báo SKĐS Online. https://suckhoedoisong.vn/4-benh-tieu-hoa-thuong-gap-o-tre-nho-169240506171022504.htm