TRẺ SƠ SINH BỊ TIÊU CHẢY, MẸ PHẢI LÀM SAO ĐÂY?
Là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em nhưng không hề là “bệnh vặt”, đó chính là tiêu chảy. Bố mẹ hãy tìm hiểu về bệnh này để có biện pháp chăm con đúng khoa học, tránh bệnh tái đi tái lại nhiều lần và diễn biến phức tạp, ngăn cản quá trình phát triển của con.
1. Như thế nào là tiêu chảy ở trẻ em?
- Khi trẻ đi tiêu quá số lần bình thường trong ngày, ra phân lỏng hoặc nhiều nước.
- Có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn phát triển, nhưng thường gặp nhất ở trẻ 6 tháng – 2 tuổi.
Tiêu chảy gồm 2 loại:
- Tiêu chảy cấp tính: tiêu chảy đột ngột, thường kéo dài dưới 7 ngày và không quá 2 tuần.
- Tiêu chảy mãn tính: có ngày tiêu chảy nhiều, có ngày ít và kéo dài trên 2 tuần.
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy:
- Tiêu lỏng nhiều lần trong ngày, phân có thể có đàm máu, mùi tanh hoặc chỉ có mùi chua và có bọt.
- Không sốt hoặc có sốt từ nhẹ (38oC) đến cao (trên 39oC).
- Buồn nôn và/hoặc nôn, ăn kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú.
- Mệt mỏi, quấy khóc, tiểu ít do mất nước và muối.
- Trẻ bị mất nước:
- Mất nước nhẹ: Trẻ khát và đòi uống nước. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói chỉ biết quấy khóc cho đến khi được cho uống nước đủ.
- Mất nước vừa: Khát nước, có biểu hiện khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Trẻ nhỏ cơ thể thóp lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, khóc không có nước mắt, nước dãi…
- Mất nước nặng: Ngoài các triệu chứng trên, có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã, li bì hôn mê hoặc có những cơn co giật.
3. Những cách xử lý sai lầm khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy:
Quan điểm sai lầm đầu tiên là một số bà mẹ không cho trẻ ăn đầy đủ và không cho uống nước vì sợ làm tiêu chảy trở nặng. Các công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong khi trẻ tiêu chảy, cơ thể vẫn hấp thu được nước theo đường uống và hấp thu được tới 60% các thức ăn đưa vào theo đường tiêu hóa. Tiêu chảy đã khiến cơ thể mất nhiều nước qua đường bài tiết, lại không được tiếp nước sẽ càng khiến cơ thể mất nước trầm trọng hơn và gây nguy hiểm.
Sai lầm thứ hai là người lớn tự ý dùng thuốc kháng sinh cho bé bị tiêu chảy. Phần lớn nguyên nhân tiêu chảy do virus nên dùng kháng sinh hoàn toàn vô ích mà còn tiêu diệt các vi khuẩn có ích trong ruột, làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn tiêu hóa. Do vậy chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
4. Hậu quả khi bố mẹ xử lý bệnh tiêu chảy của con không đúng cách
Tiêu chảy nếu không được điều trị và chăm sóc đúng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong, trẻ tiêu chảy thường xuyên sẽ kém hấp thu, suy dinh dưỡng.
- Nguy cơ tử vong: Các công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh có tới 70% số tử vong là do mất nước. Số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi hoặc lỵ.
- Nguy cơ suy dinh dưỡng: Tiêu chảy làm bé chán ăn, hơn nữa gia đình thường mắc sai lầm không cho trẻ ăn vì sợ ăn vào sẽ tăng tiêu chảy, hậu quả là bé bị thiếu chất, vừa khỏi bệnh tiêu chảy thì bị suy dinh dưỡng.
5. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ:
Tiêu chảy ở trẻ thường do nhiễm vi trùng, siêu vi trùng từ thức ăn chưa được nấu chín kỹ, thức ăn nhiễm khuẩn, nguồn thực phẩm không đảm bảo, dụng cụ chế biến không sạch sẽ, tay bé không sạch cho vào miệng. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng lại ngay bằng cách huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan các vi-rút, vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra đồng thời ruột co bóp mạnh để thải nước đó mang theo vi-rút, vi khuẩn và các chất độc ra ngoài cơ thể, dẫn đến tiêu chảy.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh, kém dung nạp đường lactose, dị ứng thực phẩm, bệnh ngoại khoa có liên quan đến đường tiêu hóa như lồng ruột, viêm ruột thừa,…
6. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Bù nước:
Cho trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là pha oresol theo đúng chỉ định trên bao bì và cho trẻ uống từ từ từng muỗng một cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lít dung dịch đã pha thì đổ đi pha lại. Ngoài ra, ba mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn Probiotics để cân bằng hệ khuẩn thường trú trong đường ruột và kẽm giúp hồi phục nhanh niêm mạc ruột và tăng sức đề kháng.
Ăn uống:
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú. Các trẻ trên 6 tháng tuổi ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một. Trường hợp các bé uống sữa công thức: nên pha loãng gấp đôi mức bình thường. Nếu dùng sữa khiến tiêu chảy nặng thêm thì có thể bé đã gặp tình trạng không hợp sữa hoặc dị ứng đạm sữa.
- Với các bé lần đầu dùng sữa công thức: Mẹ nên thay bằng sữa đậu tương 10% hoặc sữa không có lactose hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như các bữa sữa nước của trẻ.
- Với các bé đã quen uống sữa công thức nhưng không hợp với một loại nhất định: Cần đổi sữa cho bé, chọn loại sữa có thành phần hỗ trợ tiêu hóa, vị thanh nhạt, và phù hợp với đặc thù thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của từng độ tuổi như sữa Famna mới. Được sản xuất 100% tại Thụy Điển, Famna có công thức FDI độc quyền từ Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển – NNRIS đặc chế cho trẻ em Việt, giúp bé xây dựng đề kháng khỏe – tiêu hóa tốt.
Khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, từ 6 lần/ ngày. Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền.
Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng. Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn bình thường.
Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường, ăn đủ các nhóm thực phẩm, không kiêng khem. Cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh.
Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: gạo (bột gạo), khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu nành, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối, quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ… để tăng lượng kali.
Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ…) khó tiêu hóa hoặc các loại nước giải khát công nghiệp, thức ăn có nhiều đường vì chúng có thể làm tăng tiêu chảy.
7. Bí quyết đơn giản giúp phòng bệnh tiêu chảy cho bé
- Đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản, dùng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch và tươi, không hóa chất bảo vệ thực vật.
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ, trước khi cho trẻ ăn hay chăm sóc trẻ.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thoáng mát môi trường xung quanh bé đặc biệt ở những khu vực bé thường xuyên tiếp xúc.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy.
- Tiêm phòng sởi: vắc-xin sởi có thể phòng ngừa được 25% số ca tử vong liên quan tiêu chảy trẻ dưới 5 tuổi.
KẾT:
Nutifood Sweden tin rằng những thông tin từ cẩm nang sẽ giúp các ba mẹ không còn lúng túng trước những dấu hiệu bệnh tiêu hóa của trẻ. Đừng quên chia sẻ kiến thức với gia đình để cả nhà cùng nhau tự tin hành động khi trẻ yêu bị tiêu chảy, từ đó chuẩn bị cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngày những năm tháng bé thơ này nhé!
Famna mới là dòng sản phẩm 100% sản xuất tại Thuỵ Điển, ứng dụng tinh hoa dinh dưỡng châu Âu, đặc chế cho trẻ em Việt. Famna chứa công thức FDI (Foundation of Digestion and Immunity) độc quyền với sự kết hợp hoàn hảo của HMO và FOS/inulin giúp xây dựng nền tảng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt, là nền tảng rất quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ, giúp trẻ phát huy hết tiềm năng về trí tuệ, tầm vóc và thể lực sau này. Khi trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các dưỡng chất, ít bị bệnh nhờ đề kháng khỏe là nền móng vững chắc để bé tăng cân, phát triển chiều cao và trí não vượt trội. Sản phẩm còn được bổ sung 100% DHA từ tảo tinh khiết cùng bộ dưỡng chất ARA, axit linoleic, alpha linolenic, taurin, lutein, choline, iốt, sắt, giúp phát triển trí não, cho bé thông minh, kiện toàn về thể trạng và trí tuệ. Tìm hiểu thêm về sản phẩm Famna tại: https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/famna |