DẤU HIỆU TRẺ BỊ TIÊU CHẢY - MẸ CẦN BIẾT ĐỂ “ỨNG BIẾN" KỊP THỜI - Nutifood Sweden

DẤU HIỆU TRẺ BỊ TIÊU CHẢY – MẸ CẦN BIẾT ĐỂ “ỨNG BIẾN” KỊP THỜI

Đăng ngày 17/08/2021

Hàng năm có khoảng 4 – 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì bệnh tiêu chảy. Trong đó, trẻ dưới 2 tuổi chiếm đến 80%. Khác với tiêu chảy ở người trưởng thành, dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy ở có những triệu chứng khác biệt cần được nhận biết để chăm sóc và điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ biết cách xử lý đúng khi gặp phải tình trạng này.

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ  nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến tử vong

1. Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy:

Đối với trẻ lớn hoặc người trưởng thành, đi ngoài phân lỏng hoặc toàn nước từ 3 lần trở lên trong một ngày đã là dấu hiệu bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh thì không phải vậy. Trẻ đang bú mẹ được chăm sóc đúng cách, không ăn thêm thức ăn nào khác, không sốt, ngủ ngon, bú tốt mà một ngày đi ngoài 3-5 lần với tình trạng phân đôi khi có nước, phân hoa cà, hoa cải…, thì không có gì đáng lo. Đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ bú mẹ.

Mẹ cần lưu ý kỹ những dấu hiệu sau để kịp thời phát hiện trẻ nhỏ bị tiêu chảy: đi ngoài nhiều lần liên tục trong ngày, bú kém, mệt mỏi, khóc vì đau khi người lớn sờ nắn bụng, có thể đi kèm sốt và nôn ói. Tính chất phân cũng khác như: phân lỏng, nhiều nước hơn, thậm chí có màu xanh, có chất nhầy hoặc có máu. 

2. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng:

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày ở trẻ nhỏ là do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, bàn tay bẩn không rửa sạch trước khi cầm thức ăn, mút ngón tay. Vi khuẩn, vi-rút sẽ theo đó đi xuống ruột, sinh sôi nảy nở rất nhanh và bài tiết ra các chất độc. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại ngay bằng cách huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan các chất độc, đồng thời ruột co bóp mạnh để thải nước mang theo vi-rút, vi khuẩn và các chất độc ra ngoài cơ thể, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.

Một nguyên nhân phổ biến khác nhưng lại thường bị các mẹ bỏ qua chính là tình trạng không hợp sữa. Một báo cáo của Công ty Tư Vấn và Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ (AMCO) đã chỉ ra rằng có đến 81% mẹ được khảo sát từng gặp vấn đề con không hợp sữa, trong đó tiêu chảy là 1 trong 5 dấu hiệu phổ biến nhất.

Báo cáo của AMCO về vấn đề không hợp sữa ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột do dùng thuốc, cơ thể không dung nạp đường, dị ứng thức ăn, các bệnh tiêu hóa như viêm ruột thừa, rối loạn tiêu hóa, lồng ruột,… cũng là các tác nhân gây bệnh tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày.

3. Tiêu chảy ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ nhỏ?

Tiêu chảy nặng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, trụy tim mạch, đe dọa tính mạng. Tiêu chảy kéo dài nguy cơ dẫn đến rối loạn chức năng các cơ quan, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé. Bệnh là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn dưới 24 tháng tuổi, cơ thể trẻ còn non yếu. Hàng năm có khoảng bốn đến năm triệu trẻ em dưới năm tuổi chết vì bệnh tiêu chảy. Trong đó, 80% là trẻ dưới hai tuổi với nguyên nhân chính gây tử vong là do mất nước và điện giải. 

Ở trường hợp nhẹ hơn, tiêu chảy cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Bị tiêu chảy kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, lười bú, hệ tiêu hóa làm việc không tốt nên không hấp thu được tối đa các dưỡng chất để tăng trưởng, dễ dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi trong tương lai.

4. Cách điều trị tiêu chảy cho bé:

Không cho trẻ uống nước khi bé bị tiêu chảy là một trong những sai lầm thường gặp của nhiều phụ huynh

a. Bù nước:

Một trong những sai lầm nghiêm trọng của người lớn  khi xử lý bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ là không cho bé uống nước vì sợ con đi ngoài, tiêu chảy nặng hơn. Để bù lại lượng nước đã mất trong quá trình bài tiết khi bé bị tiêu chảy, ba mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước,tối ưu nhất là cho trẻ uống dung dịch Oresol pha đúng hướng dẫn trên bao bì. Nên cho bé uống sau mỗi lần đi ngoài, cho uống từ từ từng muỗng cho đến khi hết khát và pha lại dung dịch này nếu bé không uống hết trong vòng 24 giờ.

Ngoài ra ba mẹ còn có thể bổ sung các lợi khuẩn Probiotics để giúp bé cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, nhanh chóng hồi phục niêm mạc ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh thường gặp như táo bón, tiêu chảy.

b. Bổ sung dinh dưỡng cho bé đầy đủ:

Trường hợp trẻ nhỏ dưới 6 tháng đang bú mẹ bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú. Đối với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên ngoài sữa mẹ cần được bổ sung thêm nhiều lần ăn với số lượng ít. Trường hợp sử dụng sữa công thức, ba mẹ có thể pha loãng gấp đôi mức bình thường để bé dễ hấp thụ hơn. Nếu uống sữa pha làm bé tiêu chảy nặng thêm, phụ huynh có thể cân nhắc đổi sang sữa đậu nành 10%, sữa không có lactose hoặc sữa chua làm từ sữa pha.

Với các bé đã quen uống sữa công thức nhưng không hợp với một loại nhất định, mẹ cần đổi sữa cho bé. Mẹ nên chọn loại sữa có thành phần hỗ trợ tiêu hóa, vị thanh nhạt, và phù hợp với đặc thù thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của từng độ tuổi như sữa Famna mới. Được sản xuất 100% tại Thụy Điển, Famna có công thức FDI độc quyền từ Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển – NNRIS đặc chế cho trẻ em Việt, giúp bé xây dựng đề kháng khỏe – tiêu hóa tốt.

Mẹ nên chú ý chọn loại sữa phù hợp với thể trạng đặc thù của trẻ để tránh tình trạng tiêu chảy do không hợp sữa.

Trẻ đã ăn dặm, ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, nếu bé ăn ít hoặc ăn vào bị nôn thì ba mẹ cho ăn từng ít một, tăng số bữa ăn lên 5 – 6 lần/ ngày. Vẫn đảm bảo bữa ăn của trẻ đủ các nhóm thực phẩm bột, béo, đạm, rau, nên chế biến loãng hơn, nấu mềm, chín kỹ để trẻ dễ tiêu hóa hơn.

5. Gia đình cần làm gì để phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy?

a. Rửa tay sạch:

Rửa tay sạch giúp loại bỏ vi khuẩn vãng lai trên da tay, giúp giảm khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy tới 35%, giảm rủi ro nhiễm khuẩn đường hô hấp từ 19 – 45%. Theo khuyến nghị của Cục Quản lý môi trường Y tế – Bộ Y tế, mọi thành viên trong gia đình cần rửa tay sạch với xà phòng:  trước khi chăm sóc trẻ; sau khi ho hoặc hắt hơi; trước khi ăn, trước và sau khi chế biến thực phẩm; sau khi đi làm, đi học, từ bên ngoài trở về nhà; sau khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh; sau khi đi ngoài; sau khi thay tã vệ sinh cho trẻ nhỏ; sau khi mua sắm hoặc cầm tiền; sau khi tiếp xúc vật nuôi; bất cứ khi nào tay bẩn.

Rửa tay thường xuyên và đúng cách giúp giảm khả năng lây truyền vi khuẩn tiêu chảy lên đến 35%

b. Đảm bảo vệ sinh:

Ngoài việc đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn cho con, dùng nguồn nước sạch, lựa chọn nguyên vật liệu tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng và không có hóa chất, mẹ còn cần thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh, đảm bảo nhà ở luôn sạch sẽ thoáng mát, đặc biệt là ở những khu vực bé thường tiếp xúc như phòng ngủ, nhà tắm, sàn nhà, đồ chơi,… và xử lý phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy một cách an toàn.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy tiêm vắc – xin phòng bệnh sởi có thể phòng ngừa được đến 25% số ca tử vong liên quan đến tiêu chảy ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Khi thấy trẻ nhỏ nhà mình có dấu hiệu bị tiêu chảy kéo dài, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. Người lớn tuyệt đối không tự ý cho trẻ nhỏ dùng thuốc kháng sinh, thuốc trị tiêu chảy hoặc men tiêu hóa mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

c. Chăm sóc thai sản tốt cho mẹ:

Chăm sóc thai sản tốt cho mẹ, tránh để thai phụ bị nhiễm khuẩn trong giai đoạn chu sinh là một cách hữu hiệu để xây dựng cho bé một tiền đề sức khỏe vững vàng, đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, ít bị tiêu chảy. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và kéo dài đến năm 24 tháng tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ bú mẹ ít mắc bệnh tiêu chảy và có tỉ lệ tử vong thấp hơn so với trẻ không được bú mẹ hoặc không được bú mẹ hoàn toàn. Đặc biệt, không chỉ phòng chống mất nước khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mà sữa mẹ còn cung cấp cho trẻ đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

KẾT

Dù phổ biến nhưng tiêu chảy kéo dài trẻ nhỏ có thể dẫn đến nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, kém phát triển thậm chí gây tử vong nếu không được chăm sóc đúng và điều trị kịp thời. Nutifood Sweden hy vọng bài viết này đã giúp ba mẹ có thêm kiến thức để xử lý bệnh tiêu chảy hiệu quả, từ đó chuẩn bị cho bé yêu nhà mình một hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngay từ những tháng ngày đầu đời quan trọng.

Famna mới là dòng sản phẩm 100% sản xuất tại Thuỵ Điển, ứng dụng tinh hoa dinh dưỡng châu Âu, đặc chế cho trẻ em Việt.

Famna chứa công thức FDI (Foundation of Digestion and Immunity) độc quyền với sự kết hợp hoàn hảo của HMO và FOS/inulin giúp xây dựng nền tảng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt, là nền tảng rất quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ, giúp trẻ phát huy hết tiềm năng về trí tuệ, tầm vóc và thể lực sau này. Khi trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các dưỡng chất, ít bị bệnh nhờ đề kháng khỏe là nền móng vững chắc để bé tăng cân, phát triển chiều cao và trí não vượt trội.

Sản phẩm còn được bổ sung 100% DHA từ tảo tinh khiết cùng bộ dưỡng chất ARA, axit linoleic, alpha linolenic, taurin, lutein, choline, iốt, sắt, giúp phát triển trí não, cho bé thông minh, kiện toàn về thể trạng và trí tuệ.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Famna tại: https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/famna