DHA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO TRẺ EM - Nutifood Sweden

DHA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO TRẺ EM

Đăng ngày 05/01/2022

TS. BS. Nguyễn Thanh Danh

Viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng TP. HCM

Trong những năm gần đây, các bà mẹ quan tâm rất nhiều đến các chất dinh dưỡng làm phát triển não và trí thông minh cho con mình, có lẽ không ai không biết đến chất DHA. Vậy DHA có vai trò gì đối với sự phát triển trí não?

Vai trò cấu trúc trong tế bào thần kinh của chất DHA

Tổ chức não được cấu tạo bởi 60% chất béo. Trong đó, các chất béo thiết yếu là nguyên liệu không thể thiếu trong cấu tạo các tế bào thần kinh (neuron). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng màng neuron người có chứa các acid béo chưa bão hòa đa với nồng độ cao, trong đó DHA (docosahexaenoic acid) trong nhóm Omega-3, là chất được quan tâm nhiều nhất. Quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh của trẻ có liên quan đến myelin hóa các tế bào thần kinh và sự tăng trưởng của vỏ não. Myelin hóa là quá trình chất béo bao bọc dần xung quanh dây thần kinh. Quá trình myelin hóa được bắt đầu từ tháng thứ 4 của bào thai, được tiếp tục sau khi ra đời và mạnh nhất ở giai đoạn trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi, tương ứng với trọng lượng của não tăng nhanh ở giai đoạn này và hoàn chỉnh khi trẻ lên 8 tuổi. Chậm myelin hóa sẽ làm trẻ chậm phát triển tâm thần, vận động, ngôn ngữ và khả năng nhận thức.

Chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc myelin hóa tổ chức thần kinh. Khi được nuôi bằng sữa mẹ, hệ thần kinh trẻ phát triển tốt vì trong sữa mẹ chứa nhiều lipid nhất, năng lượng do lipid cung cấp gần 50% tổng năng lượng của sữa, vượt hẳn tỉ lệ chất béo trong nhu cầu năng lượng khi trẻ ăn dặm. Thành phần lipid của sữa mẹ gồm nhiều loại acid béo, trong đó có các acid béo no như acid palmitic, acid stearic và các acid béo không no như acid oleic, acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic (ARA) và DHA. DHA cần thiết cho sự tăng trưởng và hoàn thiện hệ thần kinh. Trong thời kỳ mang thai và những năm đầu đời, DHA tích lũy trong não, võng mạc của mắt và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển thần kinh, tăng cường trí thông minh và thị lực. DHA trong sữa mẹ phụ thuộc vào lượng chất béo trong khẩu phần ăn của người mẹ. Một số DHA cũng có thể được sản sinh ra trong cơ thể từ axit béo omega-3 tiền chất là axit alpha-linolenic (ALA).

Thời thơ ấu là giai đoạn phát triển và trưởng thành của não bộ. Axit béo omega-3 chuỗi dài, axit docosahexaenoic (DHA), là một loại lipid chính trong não được công nhận là cần thiết cho chức năng bình thường của não. Ở động vật, DHA trong não thấp dẫn đến suy giảm khả năng học tập và hành vi. Ở trẻ sơ sinh, DHA rất quan trọng cho sự phát triển thị giác và nhận thức tối ưu. Mức độ hấp thụ thông thường của DHA ở trẻ mới biết đi và trẻ em là thấp và một số nghiên cứu cho thấy sự cải thiện về nhận thức và hành vi là kết quả của việc bổ sung các axit béo không bão hòa đa bao gồm DHA. Các nghiên cứu cũng cho thấy vai trò quan trọng của DHA đối với thành tích học tập ở trường.

DHA còn có nhiều trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, rong biển, trứng và đặc biệt là tảo spirulina. Tảo xoắn spirulina ngoài ưu điểm lớn là chứa một lượng protein với tỉ lệ cao nhất so với các thực phẩm tự nhiên khác với 60-70% protein, cùng với nhiều acid amin cần thiết cho sự phát triển của não như tryptophan, lysin, methionin, phenylalanin. Cùng với chất béo, protein cũng là thành phần quan trọng không kém đối với não vì nó chiếm khoảng 35% khối lượng của các neuron, protein là thành phần chính cấu tạo nhân neuron, là nơi ghi nhận, thực hiện chức năng tư duy, lưu trữ và tái hiện thông tin của não. Tảo Spirulina có chất đạm chiếm ưu thế nhưng chất béo lại thấp nên để khắc phục tình trạng này người ta tìm ra các giống tảo giàu DHA và tạo ra môi trường nuôi cấy thích hợp để giúp làm tăng hàm lượng DHA trong tế bào tảo hoặc dùng giải pháp bổ sung thêm DHA vào tảo để tối ưu hóa các chất dinh dưỡng cho não.

Docosahexaenoic acid (DHA)

Một quan điểm mới nổi là các phospholipid chứa DHA làm thay đổi tổ chức lý sinh của màng sinh chất, do đó điều chỉnh hoạt động của protein và chức năng tế bào. Lipid ở dạng phức tạp khi kết hợp với photphat tạo thành các phospholipids hay sphingolipids như sphingomyelin. Sphingomyelin là một dạng lipid phức tạp có ưu thế và chiếm đến 40% tổng số lượng phospholipid trong sữa mẹ. Sphingomyelin là thành phần cơ bản cấu tạo nên lớp vỏ myelin của dây thần kinh, đóng vai trò dẫn truyền xung động thần kinh. Như vậy sphingomyelin có vai trò rất quan trọng đối với sự myelin hóa dây thần kinh giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt.

Trên thực tế, Việt Nam vẫn là một trong 20 quốc gia có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao, ước tính lượng cung cấp DHA cho trẻ em Việt Nam hiện nay chỉ đạt 35-50% mức khuyến cáo của thế giới. Với trường hợp bé không được bú sữa mẹ hoặc sữa mẹ không đủ thì phải bổ sung DHA từ nguồn dinh dưỡng khác như sữa được làm từ công thức DHA hoặc các loại thực phẩm thay thế sữa mẹ có bổ sung DHA. Như thế việc bổ sung DHA cho các trẻ em có nguy cơ hoặc có biểu hiện sự thiếu hụt chất béo như gầy ốm, suy nhược, chậm phát triển trí não, chế độ ăn nghèo chất béo cũng là điều cần được quan tâm.

Nutifood GrowPLUS+ Trắng – Phát triển chiều cao & trí não mà không thừa cân.

Nutifood GrowPLUS+ Trắng là thương hiệu thuộc Nutifood Sweden. Được nghiên cứu phát triển phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của trẻ em Việt Nam.

Với công thức Fiber Balance độc quyền từ Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển NNRIS kết hợp cùng 29 vitamin, khoáng chất thiết yếu và DHA từ tảo tinh khiết. GrowPLUS+ Trắng giúp bé phát triển chiều cao, trí não và kiểm soát cân nặng không thừa cân.

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí bởi các chuyên gia dinh dưỡng Nutifood:
☎  Hotline: (028) 38 255 777
🌐 Website: nutifoodsweden.com