Dự phòng thừa cân, béo phì giúp trẻ hạn chế nguy cơ về sức khỏe - Nutifood Sweden

Dự phòng thừa cân, béo phì giúp trẻ hạn chế nguy cơ về sức khỏe

Đăng ngày 08/10/2021

Trẻ thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh mạn tính không lây như tim mạch, xương khớp… ở tuổi trưởng thành. Những hệ luỵ này cần được ngăn chặn từ việc dự phòng thừa cân.

Thừa cân, béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện nay, thừa cân, béo phì ở trẻ em đang là vấn đề thách thức sức khỏe toàn cầu.

Gánh nặng kép nghiêng về béo phì

Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 của Bộ Y tế, sau 10 năm, tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em Việt Nam từ 5-9 tuổi tăng gấp hơn 2 lần, từ 8,5% lên 19%. Đặc biệt, khu vực thành thị đạt tỷ lệ này cao nhất 26,8% (gấp 3 lần), nông thôn 18,3%, miền núi 6,9%.

Trước đó, trong giai đoạn 5 năm tính đến hết 2014, so với thế giới và khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được tính là nước có số người béo phì tăng nhanh nhất với tỷ lệ 38%, theo sau là Indonesia 33% theo thống kê Bloomberg. Năm 2015, 14,1% trẻ em Việt Nam nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Con số này đến năm 2019 đã giảm xuống 12,2%. Như vậy, trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì. Trong đó, tình trạng thừa cân béo phì được dự đoán có xu hướng tiếp tục gia tăng trong những năm tới.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đồng nhận định, trẻ em đã thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc béo phì cao hơn người bình thường khi trưởng thành.

Thực trạng đáng cảnh báo về thừa cân, béo phì ở trẻ. Ảnh: Poster của Bộ Y tế

Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể người béo phì dễ mắc các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… hay các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, rối loạn cơ xương… Các bệnh này về lâu dài sẽ gây nguy cơ giảm tuổi thọ con người.

Ngoài nguy cơ về sức khỏe thể chất, trẻ em và người lớn béo phì còn chịu tác động tâm lý. Với ngoại hình đặc biệt, người béo phì dễ bị trêu chọc, mất tự tin trước đám đông. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, làm giảm sút hiệu quả học tập, lao động và chất lượng cuộc sống.

Không giữ tâm lý chủ quan

Theo Tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh, Chủ tịch Hội nhi khoa Việt Nam, hiện nay nhiều cha mẹ vẫn giữ quan điểm “con tròn trịa, mập mạp mới tốt, mới dễ thương” mà không biết đó là dấu hiệu đặc trưng của thừa cân và béo phì – một gánh nặng sức khỏe toàn cầu. Chủ quan là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc có đến 53% các phụ huynh không biết con mình bị thừa cân, hoặc đánh giá thấp hơn một mức so với thực tế.

GS, TS Nguyễn Gia Khánh cảnh báo việc bố mẹ chủ quan với tình trạng cân nặng của con.

Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam khẳng định, khi thấy con có dấu hiệu dư mỡ bụng, phụ huynh cần đưa con đến các cơ sở y tế, hoặc tìm gặp bác sĩ dinh dưỡng để trẻ được đo cân nặng, chiều cao. Từ đó tính toán độ lệch chuẩn so với chỉ số khối cơ thể (BMI) theo lứa tuổi – thang đo chuẩn mực nhất để xác định tình trạng thừa cân, béo phì. Cha mẹ không nên chủ quan với tình trạng thừa cân, hay mang tư tưởng “lớn lên con sẽ cân đối” mà tiếp tục nạp chất quá mức.

Đồng tình với tiến sĩ Khánh, tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng cho rằng, các thang đo chuẩn như BMI sẽ giúp phụ huynh đánh giá chính xác thể trạng của con, nhất là cân nặng, có nằm trong phạm vi khoẻ mạnh hay không. Đây là phương thức khoa học mà WHO và nhiều nước trên thế giới đều áp dụng.

TS, BS Trương Hồng Sơn khuyên bố mẹ dùng thước đo BMI để xác định đúng thể trạng trẻ.

Cách tính chỉ số BMI của trẻ em tương đối giống như người lớn, dựa vào số đo chiều cao và cân nặng. Nhưng với mỗi trẻ, việc đánh giá BMI cần thực hiện thường xuyên, vì chỉ số này thay đổi theo độ tuổi và giới tính chứ không ổn định như người lớn. Đây cũng là lý do tại sao khi nói về chỉ số BMI của trẻ em, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ không đưa ra một con số cụ thể.

“Khi biết cân nặng của con nằm ở mức độ nào, phụ huynh sẽ có thái độ đúng để giúp con điều chỉnh sớm, hợp lý, tránh béo phì khi trưởng thành”, bác sĩ Sơn nói.

Bác sĩ Sơn lưu ý, công thức tính BMI cho trẻ em khó sử dụng hơn người lớn, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng để được hướng dẫn chi tiết. Hiện nay, đã có một số ứng dụng, website hỗ trợ miễn phí, giúp phụ huynh tính BMI cho trẻ. Phụ huynh có thể tham khảo thêm chỉ số của trẻ thông qua việc nhập chiều cao, cân nặng và tháng tuổi hay năm tuổi chính xác của con.

Nutifood GrowPLUS+ Trắng – Phát triển chiều cao & trí não mà không thừa cân.
Nutifood GrowPLUS+ Trắng là thương hiệu thuộc Nutifood Sweden. Được nghiên cứu phát triển phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của trẻ em Việt Nam.
Với công thức Fiber Balance độc quyền từ Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển NNRIS kết hợp cùng 29 vitamin, khoáng chất thiết yếu và DHA từ tảo tinh khiết. GrowPLUS+ Trắng giúp bé phát triển chiều cao, trí não và kiểm soát cân nặng không thừa cân.Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí bởi các chuyên gia dinh dưỡng Nutifood:

☎ Hotline: (028) 38 255 777
? Website: nutifoodsweden.com