MẸ NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA - Nutifood Sweden

MẸ NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Đăng ngày 20/08/2021

Rối loạn tiêu hoá là căn bệnh phổ biến được ví như kẻ thù chung của các ông bố bà mẹ. Cũng vì chăm con lên được vài gram đã là mừng, mà mỗi lần con bị rối loạn tiêu hoá thì… sụt hẳn vài lạng. Bố mẹ ơi, hãy để các chuyên gia Nutifood tiết lộ cách xử trí tình trạng rối loạn tiêu hoá nhé!

1. Các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ và nguyên nhân

a. Nôn trớ

Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày trở lên miệng do tác động gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra khi sữa trào ra khỏi miệng trẻ do rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột sau khi ăn. Nôn trớ sinh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, thường 75% trường hợp tình trạng này sẽ hết sau 1 tuổi. Nôn trớ sinh lý là do hệ tiêu hóa trong những tháng đầu đời của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, tư thế nằm nhiều hơn ngồi, uống sữa và thức ăn chủ yếu ở dạng lỏng. Đến giai đoạn ăn dặm với thức ăn đặc hơn, trẻ biết ngồi và đứng thì hiện tượng này sẽ giảm dần. 

75% trường hợp nôn trớ sơ sinh sẽ hết sau 1 tuổi

Bên cạnh đó, nôn trớ cũng có thể xảy ra do một số sai lầm trong tư thế cho bú, bú quá no, ép ăn, quấn tã quá chặt…, hoặc thiếu dưỡng chất như vitamin D, canxi, magie. Những lúc này mẹ cần tìm nguyên nhân để giải quyết từ gốc rễ vấn đề.

b. Táo bón

Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện quá ít, phân khô rắn, đóng khuôn lớn hoặc, nhỏ như phân dê, đôi khi có máu tươi bao quanh phân; khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. 

Bình thường, trung bình trẻ bú mẹ nhỏ hơn 3 tháng đi tiêu 3 lần/ ngày hoặc chỉ đi tiêu một lần trong vài ba ngày hoặc có khi cả 1 – 2 tuần nhưng vẫn không gọi là táo bón nếu phân vẫn mềm, trẻ vẫn bú và ngủ tốt. Ở trẻ bú bình, số lần đi tiêu trung bình trong ngày là 2 lần với trẻ trong 3 tháng đầu; từ 6 tháng tuổi là 1,8 lần; từ 1 tuổi giảm còn 1,4 lần và chỉ còn 1 lần khi trẻ được 3 tuổi.

Trẻ bị táo bón thường bị cứng bụng, có cảm giác đau, mót đi cầu nhưng không đi được hoặc phải rặn đau. Nguyên nhân của tình trạng này thường do một chế độ dinh dưỡng không hợp lý: ít được bổ sung chất xơ từ trái cây, rau xanh; uống không đủ nước hoặc trẻ ăn quá ít không tạo phân đủ lớn để kích thích cảm giác đi tiêu … Một số trường hợp khác có thể do bệnh lý của đường tiêu hóa.

Táo bón là một bệnh lý quen thuộc ở trẻ nhỏ nhưng có thể dẫn đến hậu quả không hề đơn giản như trẻ bỏ bữa, biếng ăn, sợ ăn, sợ đi tiêu, bị tổn thương hậu môn làm trẻ đau đớn, khó chịu. Về lâu dài sẽ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển so với trẻ em cùng lứa.

c. Tiêu chảy

Bên cạnh táo bón thì tiêu chảy là một vấn đề làm mẹ đau đầu khác. Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng như nước trên 3 lần/ ngày, phân có thể có đàm máu, mùi tanh hoặc mùi chua và có bọt. Một số trẻ bị tiêu chảy còn triệu chứng sốt, buồn nôn hoặc nôn. Tình trạng này khiến trẻ mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc,

“Thủ phạm” gây tiêu chảy thường là nhiễm trùng, loạn khuẩn đường ruột, chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi. Tiêu chảy ở trẻ nhỏ sẽ nguy hiểm khi kéo dài, gây ra mất nước, mất chất điện giải, thiếu dinh dưỡng, hay nghiêm trọng hơn cả là dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời. 

Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ em.

d. Loạn khuẩn đường ruột

Bình thường, hệ vi sinh đường ruột có tỉ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn; là tỉ lệ vàng cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các quá trình tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất, thải trừ chất độc hại diễn ra cân bằng. Loạn khuẩn đường ruột xảy ra khi tỉ lệ này bị phá vỡ, lượng lợi khuẩn sụt giảm và hại khuẩn sinh sôi, gây nên các triệu chứng như đi ngoài phân lỏng, phân sống, phân lẫn chất nhầy hoặc ít máu, có thể kèm cảm giác đầy bụng, sốt nhẹ. Loạn khuẩn đường ruột nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể khiến trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải, kiệt sức, suy dinh dưỡng…

Nguyên nhân của tình trạng này phổ biến nhất là sau khi dùng kháng sinh liều cao, kéo dài để điều trị các bệnh viêm đường hô hấp. Bên cạnh đó, chế độ ăn không hợp lý, thời tiết hoặc môi trường thay đổi cũng có thể gây loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ. 

2. Làm gì để rối loạn tiêu hóa không còn là nỗi lo?

Bên cạnh việc điều trị các triệu chứng như trên, giải pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa là xây dựng cho trẻ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngay từ ban đầu, để trở thành một tấm khiên vững chắc bảo vệ trẻ suốt quá trình phát triển. 

a. Chế độ ăn uống lành mạnh 

Cốt lõi của một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng 4 nhóm chất cơ bản là tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ cần ăn tối thiểu 15 loại thực phẩm từ 4 nhóm chất này mỗi ngày. Mẹ nên thường xuyên đổi món trong thực đơn, đa dạng các thành phần và cách chế biến để trẻ không bị ngán, kích thích ăn ngon và nhận đủ dinh dưỡng nhất nhé.

Đặc biệt mẹ cần chọn thực phẩm từ nguồn đáng tin, nguyên liệu sạch và tươi ngon. Quá trình pha sữa hay chế biến thức ăn cũng cần được đảm bảo vệ sinh. Không nên hâm đi hâm lại thực phẩm không chỉ làm mất đi vitamin và dưỡng chất trong thực phẩm mà đôi khi còn không đảm bảo khi bảo quản, có nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

b. Giữ môi trường sống sạch sẽ

Môi trường là một nơi có nhiều nguy cơ cho sức khỏe của trẻ. Mẹ cần chú ý giữ cho môi trường sinh hoạt, vui chơi của các bé luôn trong lành, đảm bảo vệ sinh với những lời khuyên sau: 

  • Giữ vệ sinh không gian sống của trẻ mỗi ngày để tránh bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Thường xuyên vệ sinh các vật dụng và đồ chơi của trẻ, khoảng 1 – 2 lần/ tuần.
  • Không cho trẻ đưa đồ chơi hoặc đưa tay vào miệng để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ. 
  • Rửa tay trước khi ăn, sau khi từ ngoài đường về nhà và sau khi đi vệ sinh.

Rửa tay thường xuyên giúp bé tránh được các bệnh về tiêu hóa

c. Chọn loại sữa thanh mát, hỗ trợ tiêu hóa cho bé

Cùng với chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất thì sữa cũng là nguồn dinh dưỡng dồi dào bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Sữa mẹ là dưỡng chất thiên nhiên quý giá với nhiều vi chất, kháng thể giúp tăng đề kháng cho trẻ và các thành phần giúp trẻ tiêu hoá khoẻ mạnh. Khi chọn sữa bổ sung cho trẻ mẹ hãy chọn một loại sữa thanh mát có bổ sung HMO và chất xơ FOS/ Inulin, giúp con tiêu hóa tốt, dễ hấp thu.

Famna mới sở hữu công thức FDI (Foundation Of Digestion & Immunity) độc quyền từ Viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng Nutifood Thụy Điển – NNRIS, đặc chế cho trẻ em Việt. Bộ đôi dưỡng chất HMO và FOS/ Inulin được phối hợp theo tỷ lệ hoàn hảo giúp xây dựng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt, là nền tảng quan trọng nhất để trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất, từ đó phát triển toàn diện. 

Công thức FDI đã được chứng nhận lâm sàng giảm đến 77,8% tỉ lệ táo bón, 58,6% tỉ lệ nhiễm khuẩn hô hấp, 74,6% tỉ lệ biếng ăn chỉ sau 4 tháng sử dụng. Sản phẩm đồng thời giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, cho trẻ tăng cân, tăng chiều cao hiệu quả.

Famna mới là dòng sản phẩm 100% sản xuất tại Thuỵ Điển, ứng dụng tinh hoa dinh dưỡng châu Âu, đặc chế cho trẻ em Việt.

Famna chứa công thức FDI (Foundation of Digestion and Immunity) độc quyền với sự kết hợp hoàn hảo của HMO và FOS/inulin giúp xây dựng nền tảng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt, là nền tảng rất quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ, giúp trẻ phát huy hết tiềm năng về trí tuệ, tầm vóc và thể lực sau này. Khi trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các dưỡng chất, ít bị bệnh nhờ đề kháng khỏe là nền móng vững chắc để bé tăng cân, phát triển chiều cao và trí não vượt trội.

Sản phẩm còn được bổ sung 100% DHA từ tảo tinh khiết cùng bộ dưỡng chất ARA, axit linoleic, alpha linolenic, taurin, lutein, choline, iốt, sắt, giúp phát triển trí não, cho bé thông minh, kiện toàn về thể trạng và trí tuệ.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Famna tại: https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/famna