MẸ NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ LƯỜI BÚ? - Nutifood Sweden

MẸ NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ LƯỜI BÚ?

Đăng ngày 23/08/2021

“Tại sao con mình biếng ăn?”, “Tại sao đã đổi biết bao loại sữa mà bé vẫn lười bú?”

Hai câu hỏi trên đã không ít lần khiến các ba mẹ đau đầu sau rất nhiều lần vật lộn đầy mệt mỏi chỉ để cho bé ăn. Biếng ăn lâu dài để lại hệ lụy rất nặng nề khiến trẻ còi cọc, suy giảm hệ miễn dịch, chậm phát triển hơn so với các bé đồng trang lứa. Vậy thì, điều này là do đâu? Hãy cùng Nutifood Sweden tìm hiểu nguyên nhân khiến bé biếng bú và các giải pháp dành cho mẹ nhé!

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ LƯỜI BÚ, BIẾNG ĂN

1.  Biếng ăn do thiếu các vi chất:

Báo cáo gần đây của Viện dinh dưỡng cho thấy trẻ em Việt Nam từ 6 tháng đến 12 tuổi vẫn còn thiếu vi chất với tỉ lệ cao. Kết quả này thể hiện nhiều điểm bất hợp lý trong khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng của trẻ hiện nay.

Hầu hết cha mẹ đều biết việc cần đa dạng cung cấp đầy đủ và cân đối các loại thực phẩm để giúp bé cảm thấy ngon miệng và ăn uống dễ dàng hơn. Tuy nhiên vì nhiều lý do như: chất lượng của thực phẩm chưa đảm bảo, việc chế biến không đúng cách, trẻ chỉ chịu ăn một số loại thức ăn nhất định… mà vẫn có một tỷ lệ lớn trẻ biếng ăn kèm theo thiếu hụt vi chất.

2.  Biếng ăn do cơ thể bị bệnh:

Mặc dù điều này có vẻ là lý do hiển nhiên nhất khiến trẻ mệt mỏi bỏ ăn, nhưng lại là điều thường bị phụ huynh bỏ qua, không tìm hiểu đủ sâu nhất:

Bệnh ho, sốt:

Khi virus hay vi khuẩn xâm nhập cơ thể gây viêm nhiễm một cơ quan nào đó như: tai, mũi, họng, mắt, miệng,… khiến trẻ mắc bệnh thấy rõ như ho, sốt, mệt mỏi, lừ đừ dẫn đến việc trẻ không muốn ăn hoặc chỉ ăn với số lượng ít.

Một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa:
  • Bệnh trào ngược và táo bón:

Chứng trào ngược thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng nó cũng có thể tác động lên các trẻ lớn hơn. Táo bón cũng là nguyên nhân hay gặp, các mẹ phải cẩn thận xem lượng chất xơ ăn vào của bé và xem xét tình trạng phân của bé mỗi khi sức ăn của bé giảm.

  • Bệnh rối loạn tiêu hóa

Loạn khuẩn đường ruột, rối loạn sự co bóp và tiết dịch dạ dày ruột dễ khiến trẻ buồn nôn, nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, táo bón. Hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống của trẻ.

Song song với quá trình điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa, bổ sung thêm men tiêu hóa, định kỳ tẩy giun cho trẻ 6 tháng một lần, giữ gìn vệ sinh răng miệng để giúp tái lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột đồng thời đưa trẻ đi khám và điều trị, tránh để trẻ biếng ăn lâu ngày ảnh hưởng sức khỏe.  

3.   Biếng ăn do thức ăn không hợp khẩu vị, chế độ ăn uống không hợp lí:

  • Bé bị không hợp sữa

Từ khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, bên cạnh sữa mẹ, sữa công thức là nguồn dinh dưỡng bổ sung cũng quan trọng không kém. Khi trẻ không hợp với loại sữa đang uống hoặc một số thành phần trong sữa sẽ dễ dẫn đến các biểu hiện phổ biến là táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, không chịu bú, không tăng cân.

  • Thức ăn không hợp khẩu vị:

Các mẹ cần phải quan sát xem khẩu phần ăn có phù hợp với khẩu vị của trẻ hay không nhưng cũng không nên chỉ cho trẻ ăn những thức ăn mà trẻ thích. Gia đình nên thường xuyên thay đổi, đa dạng món ăn, xen kẽ thức ăn mới, chú ý màu sắc, hương vị khiến cho bé cảm thấy hứng thú với bữa ăn. Nhờ đó, ba mẹ sẽ phát hiện thêm những thức ăn ưa thích mới của trẻ và tạo cho bé thói quen, ít kén chọn  và dám thử những món ăn mới.

  • Chế độ ăn uống chưa hợp lý:

Bên cạnh lời khuyên về một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng các nhóm thực phẩm vốn đã quen thuộc với nhiều ba mẹ, có một vấn đề các phụ huynh rất hay bỏ qua là gia vị. Nêm quá mặn hoặc quá nhiều gia vị cay nóng đều không phù hợp với trẻ.   

Cho trẻ ăn vặt bất kể khi nào bé muốn khiến bé bị no ngang và mất dần cảm giác ăn ngon miệng bữa chính, lâu dài dẫn đến tình trạng nghiện quà vặt , thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

4.   Biếng ăn do tâm lý:

Đối với nhiều người xử lý cảm giác “kén ăn” đóng vai trò lớn trong việc từ chối ăn các loại thức ăn. Nói một cách dễ hiểu, nếu một vật gì đó có vẻ hay có cảm giác “gớm”, “không quen”, “không thích” được đặt trong miệng hay trên tay trẻ, bé sẽ phản ứng từ chối không ăn nó như loay hoay, nôn, sợ hãi khi nhìn thấy, ngửi, sờ hay nếm phải. Giới chuyên môn dùng thuật ngữ chữa trị “phòng thủ xúc giác” để miêu tả cho phản xạ này. 

Ngoài ra, nếu con đã từng kiểm tra y tế, từng được dùng ống cho ăn, hoặc gặp tai nạn trong hoặc xung quanh miệng/ họng (thậm chí từ khi sơ sinh) thì bé có thể sợ hãi bất cứ điều gì tiến vào miệng của chúng và nhạy cảm quá mức ở khu vực này. 

Mặt khác trong chuỗi cảm giác, trẻ có thể không thể phân biệt thức ăn trong miệng của mình như thế nào và sẽ  ngậm một lượng lớn thức ăn vào miệng, trẻ sẽ không thể nhai tốt. Thức ăn quá cứng hoặc quá mềm so với tuổi cũng thường bị từ chối vì trẻ không thể kiểm soát chúng tốt trong miệng. 

Việc bị ép ăn, bị la mắng nếu không ăn hết khẩu phần khiến con sợ hãi bữa ăn, lâu dần sẽ biếng ăn.

5.  Biếng ăn do sự thay đổi của môi trường

Sự thay đổi môi trường xung quanh khi bé đi học mẫu giáo, được gửi cho người trông trẻ hoặc sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài như thời tiết quá nóng nực hoặc quá lạnh cũng có thể khiến bé cảm thấy lạ lẫm, sợ sệt không thích nghi được dẫn đến chán ăn, biếng ăn.

6. Biếng ăn do không tiêu hóa hết thức ăn:

Lượng thức ăn cho trẻ quá nhiều khiến các cơ quan tiêu hóa hoạt động hết công suất nhưng vẫn không tiêu hóa hết sẽ làm trẻ có cảm giác no không muốn ăn. Chính vì thế, ba mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn uống với lượng thức ăn hợp lý, không quá nhiều nhưng cũng không quá ít.

7.  Biếng ăn do gặp khó khăn trong vấn đề nhai, nuốt:

Có một chút khó khăn cho cha mẹ để tìm ra điều này bởi cần phải chú ý quan sát con nhai và nuốt thức ăn như thế nào, bé có biết nhai hay chưa qua việc phát hiện những dấu hiệu cho thấy trẻ có thể không nhai tốt như nghẹt thở, nôn hoặc phun sau khi ăn một thời gian với thức ăn chỉ mới nhai được một nửa, nhả thức ăn mà không hề nhai, bịt miệng, sặc, nhè thức ăn.

Bên cạnh đó, các bệnh liên quan đến răng miệng như viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi, áp xe lợi, viêm tuyến nước bọt, viêm loét vùng miệng, sâu răng,… cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng biếng ăn của bé. 

8.  Biếng ăn sinh lý:

Trẻ sẽ có nhiều giai đoạn không muốn ăn như lúc mọc răng, tập bò, tập đi, tập nói… mặc dù trẻ vẫn vui chơi, khỏe mạnh, thường sẽ tự khỏi sau vài ngày, vài tuần, nhưng nếu ba mẹ không biết lo lắng, căng thẳng, ép bé ăn rất dễ dẫn đến biếng ăn tâm lý. 

Thật ra, rất nhiều thói quen xấu của trẻ nhỏ đều do người lớn gây ra. Đa số cha mẹ đều có thói quen ăn uống riêng đã được thiết lập từ nhỏ và thường tiếp tục làm những gì bản thân thấy là thoải mái với trẻ. Tuy nhiên đôi khi đó không phải là thói quen ăn uống tốt mà chúng ta thực sự muốn con có.

GIẢI PHÁP CHO MẸ KHI TRẺ LƯỜI ĂN

1. Tập cho trẻ có thói quen vận động

Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn, bên cạnh việc bổ sung chế độ dinh dưỡng, mẹ nên tập cho trẻ thói quen vận động. Có thể đưa con ra ngoài chơi, cho trẻ vui đùa, chạy nhảy, tập các môn thể thao vừa sức với lứa tuổi,… Tạo ra ra những không gian vừa chơi vừa học cho trẻ tại công viên, sân nhà, khu vực hàng xóm, sân vận động, khu vui chơi sẽ kích thích sự năng nổ, ưa thích hoạt động thể chất của bé.

Vận động giúp trẻ tiêu hao năng lượng nhanh chóng không chỉ giúp bé mau đói, kích thích ăn ngon hơn, ăn nhiều hơn, có giấc ngủ tốt hơn mà còn kích thích phát triển chiều cao và sức đề kháng cho bé.

2. Tạo không khí vui vẻ và ấm cúng cho bữa ăn:

Việc gây sức ép để trẻ ăn chưa bao giờ là một biện pháp tốt về lâu dài. Khi trẻ đã no hoặc từ chối ăn tiếp, bố mẹ không nên ép để trẻ ăn hết khẩu phần, có khi sẽ trở thành quá sức với trẻ. Bên cạnh đó, không khí căng thẳng, thúc ép, hoặc tiếng la mắng của bố mẹ sẽ có thể gây tình trạng biếng ăn tâm lý, bé lo sợ khi đến giờ ăn. 

3. Lựa chọn loại sữa phù hợp với bé 

Nếu nguyên nhân của tình trạng trẻ biếng ăn là do không hợp sữa thì mẹ nên đổi một loại sữa khác, phù hợp với thể trạng, nhu cầu dinh dưỡng và khẩu vị của bé hơn. Sữa nên có vị thanh nhạt, dễ uống; có bổ sung thêm các dưỡng chất giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Sữa Famna với công thức FDI độc quyền được nghiên cứu dành riêng cho trẻ em Việt Nam từ Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển – NNRIS sẽ là lời giải cho mẹ. Công thức là sự kết hợp hoàn hảo của bộ đôi dưỡng chất HMO và FOS/ Inulin, đã được chứng nhận lâm sàng giảm đến 74,6% tỉ lệ biếng ăn, 77,5% tỉ lệ táo bón, 58,6% tỉ lệ nhiễm khuẩn hô hấp và 68% tỉ lệ suy dinh dưỡng chỉ sau 4 tháng sử dụng. Sản phẩm đồng thời giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, cho trẻ tăng cân, tăng chiều cao hiệu quả.

Muốn khắc phục tình trạng trẻ lười ăn và giúp bé cưng ăn uống ngon miệng trở lại, điều tiên quyết các ba mẹ cần làm chính là xác định chính xác nguyên nhân và kiên trì bình tĩnh khi chăm sóc bé. Chúc bố mẹ sớm thành công với những lời khuyên từ chuyên gia của Nutifood Sweden nhé!

Famna mới là dòng sản phẩm 100% sản xuất tại Thuỵ Điển, ứng dụng tinh hoa dinh dưỡng châu Âu, đặc chế cho trẻ em Việt.

Famna chứa công thức FDI (Foundation of Digestion and Immunity) độc quyền với sự kết hợp hoàn hảo của HMO và FOS/inulin giúp xây dựng nền tảng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt, là nền tảng rất quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ, giúp trẻ phát huy hết tiềm năng về trí tuệ, tầm vóc và thể lực sau này. Khi trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các dưỡng chất, ít bị bệnh nhờ đề kháng khỏe là nền móng vững chắc để bé tăng cân, phát triển chiều cao và trí não vượt trội.

Công thức FDI nay đã được chứng nhận lâm sàng, chứng minh hiệu quả trên thể trạng trẻ em Việt, giúp giảm 77,5% tỉ lệ táo bón, 74,6% tỉ lệ biếng ăn, 58,6% tỉ lệ nhiễm khuẩn hô hấp và 68% tỉ lệ suy dinh dưỡng. Chỉ sau 4 tháng sử dụng, trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cân, tăng chiều cao hiệu quả.

Sản phẩm còn được bổ sung 100% DHA từ tảo tinh khiết cùng bộ dưỡng chất ARA, axit linoleic, alpha linolenic, taurin, lutein, choline, iốt, sắt, giúp phát triển trí não, cho bé thông minh, kiện toàn về thể trạng và trí tuệ.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Famna tại: https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/famna