TRẺ ĂN KHỎE NHƯNG VẪN CHẬM TĂNG CÂN - CHUYÊN GIA KHUYÊN GÌ? - Nutifood Sweden

TRẺ ĂN KHỎE NHƯNG VẪN CHẬM TĂNG CÂN – CHUYÊN GIA KHUYÊN GÌ?

Đăng ngày 23/08/2021

Trẻ biếng ăn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ không phải bàn cãi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ngay cả khi đã cho trẻ ăn nhiều nhưng vẫn hấp thu kém, chậm tăng cân lại khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Hãy cùng  chuyên gia của Nutifood Sweden tìm hiểu các dấu hiệu trẻ không tăng cân và hướng xử lý của các mẹ. 

1. Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân 

Theo BS CK1 Trần Thị Minh Nguyệt – Viện trưởng Viện nghiên cứu dinh dưỡng TP.HCM nhận định rằng việc trẻ ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân đến từ 4 nguyên nhân chính: 

  • Thiếu cân bằng chất dinh dưỡng: Một số bé ăn đầy đủ về số lượng nhưng  lại thiếu đi dưỡng chất và vi chất cần thiết cho mỗi bữa ăn, không cân đối các thành phần sinh năng lượng từ tinh bột, protein, chất béo.
  • Không uống sữa hoặc uống sữa quá ít. Nếu bé uống sữa mà không tăng cân, đi kèm với các dấu hiệu như táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, không chịu bú thì có thể loại sữa bé đang sử dụng không phù hợp, dẫn đến không hấp thu được.
  • Cơ thể kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa: Tình trạng này xảy ra khi hệ tiêu hóa của bé thiếu đi một vài loại men tiêu hóa hoặc khuẩn tiêu hóa do bẩm sinh hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh. Điều này khiến cho chỉ một lượng nhỏ thức ăn được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng và năng lượng nuôi cơ thể.
  • Bé bị nhiễm giun, sán: Điều này dẫn đến việc trẻ ăn nhiều nhưng vẫn không đủ dưỡng chất để tăng cân vì giun sán trong cơ thể sẽ hút một lượng lớn chất dinh dưỡng nạp vào.

2. Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng: Nên làm gì khi trẻ chậm tăng cân 

a. Theo dõi định kỳ tình hình sức khỏe của bé:

Để đảm bảo cho bé phát triển tốt ở tất cả các giai đoạn, đặc biệt là từ khi nhỏ đến lúc trẻ đạt 5 tuổi – giai đoạn vàng trẻ tăng trưởng nhanh chóng, mỗi tháng phụ huynh cần đưa con đi khám định kỳ và gặp các bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp phụ huynh và trẻ kịp thời phát hiện các vấn đề về nuôi dưỡng và sức khỏe chưa hợp lý (nếu có) nhằm điều chỉnh hay điều trị ngay. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng sẽ luôn hữu ích và cần thiết cho sự phát triển tối ưu của trẻ.

Bên cạnh việc cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, mẹ cũng nên tự theo dõi quá trình phát triển của trẻ theo bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ 0-10 tuổi theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Bằng cách này, mẹ có thể sớm nhận ra các dấu hiệu trẻ không tăng cân, từ đó có biện pháp kịp thời.

b. Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý: 

Các loại thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn nhanh… mặc dù nhiều calo khiến bé tăng cân nhưng lại thiếu các dưỡng chất thiết yếu nên khi trẻ ăn nhiều sẽ không khỏe mạnh, dễ mắc bệnh. Mẹ nên chọn cho con các loại thức ăn giàu dinh dưỡng để cung cấp đủ cho con không chỉ năng lượng mà còn đủ các dưỡng chất quan trọng như đạm, đường, béo, các vitamin và khoáng chất. BS CK1 Trần Thị Minh Nguyệt khuyên rằng ở mỗi giai đoạn phát triển nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ thay đổi, do đó mẹ cần lưu ý điều chỉnh khẩu phần ăn cho trẻ hợp lý: 

  • Đối với trẻ từ 6 tháng, mẹ cần tập cho trẻ ăn dặm cả xác, từ ít tới nhiều, với đa dạng loại thực phẩm, nhưng vẫn cần đảm bảo cho con đủ lượng sữa ít nhất 800ml/ngày.

  • Khi trẻ 8-9 tháng tuổi trở lên, bên cạnh sữa cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ 6 nhóm thực phẩm mỗi ngày bao gồm: chất bột đường (bột, gạo, khoai, mì, nui, ngũ cốc…), chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, rong biển, đậu đỗ…), chất béo (dầu mè, dầu gấc, dầu ô liu, dầu nành, dầu hướng dương, dầu cá hồi, quả bơ, mỡ…), rau củ (rau lá, rau củ), trái cây (các loại quả chín), và nhóm sữa (sữa, sữa chua, phô mai). Ngoài ra, mẹ hãy nhớ thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong mỗi nhóm và tăng dần độ đặc của chén bột hay cháo theo tháng tuổi để giúp con vừa thú vị khám phá thức ăn vừa được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
  • Từ 1 tuổi trở lên, bên cạnh bữa ăn, cần chú ý cho trẻ uống ít nhất 500-600ml sữa mỗi ngày và nên chọn các loại sữa giàu dưỡng chất để giúp con tăng cân khỏe mạnh.

c. Chọn sữa phù hợp

Riêng về sữa, mẹ nên chọn loại sữa phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi và thể trạng đặc thù của trẻ. Quan niệm sữa càng nhiều dưỡng chất hay chỉ sữa ngoại nhập mới tốt nay đã không còn phù hợp nữa. 

Đầu tiên, sữa nên có thành phần hỗ trợ đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, vì đây là nền tảng vững chắc nhất để trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất, từ đó tăng cân, tăng chiều cao khỏe mạnh. Hương vị sữa cũng cần thanh nhạt, dễ uống, phù hợp với khẩu vị của trẻ em Việt để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Famna mới sở hữu công thức FDI (Foundation Of Digestion & Immunity) độc quyền từ Viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng Nutifood Thụy Điển – NNRIS, đặc chế cho trẻ em Việt. Bộ đôi dưỡng chất HMO và FOS/ Inulin được phối hợp theo tỷ lệ hoàn hảo giúp xây dựng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt, là nền tảng quan trọng nhất để trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất, từ đó phát triển toàn diện. 

Công thức FDI đã được chứng nhận lâm sàng giảm đến 77,8% tỉ lệ táo bón, 58,6% tỉ lệ nhiễm khuẩn hô hấp, 74,6% tỉ lệ biếng ăn chỉ sau 4 tháng sử dụng. Sản phẩm đồng thời giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, cho trẻ tăng cân, tăng chiều cao hiệu quả.

Famna mới còn được bổ sung hệ vitamin và dưỡng chất dồi dào, được nghiên trên thể trạng trẻ em Việt như: 

  • Vitamin A, kết hợp với Kẽm, Magie hỗ trợ tăng cân và phát triển tốt.
  • Vitamin D3 và Canxi giúp trẻ phát triển hệ xương và chiều cao.
  • Lysin, vitamin nhóm B tạo sự ngon miệng.
  • Vitamin nhóm A,E,C và Kẽm giúp tăng cường đề kháng, làm giảm tần suất bệnh.

3. Thói quen sinh hoạt cũng là một trong những điều quan trọng: 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hợp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cân nặng của trẻ. BS CK1 Trần Thị Minh Nguyệt chỉ ra 1 số điểm trong thói quen sinh hoạt mẹ cần lưu ý:

  • Cần tạo điều kiện cho trẻ vận động, chạy nhảy ngoài trời để tăng hấp thu vitamin D cho xương chắc khỏe.
  • Tập cho trẻ đi ngủ sớm trước 22 giờ để giúp trẻ tiết đủ hormone tăng trưởng giúp xương dài ra.
  • Nhớ xổ giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  • Dạy cho con rửa tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tăng cường đề kháng, phòng chống dịch bệnh.

Hi vọng qua bài viết trên, Nutifood Sweden đã giúp mẹ hiểu hơn về nguyên nhân bé chậm tăng cân, cũng như những phương pháp chăm sóc chuẩn khoa học để giúp trẻ khắc phục tình trạng này. Chúc mẹ thành công!

 

Famna mới là dòng sản phẩm 100% sản xuất tại Thuỵ Điển, ứng dụng tinh hoa dinh dưỡng châu Âu, đặc chế cho trẻ em Việt.

Famna chứa công thức FDI (Foundation of Digestion and Immunity) độc quyền với sự kết hợp hoàn hảo của HMO và FOS/inulin giúp xây dựng nền tảng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt, là nền tảng rất quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ, giúp trẻ phát huy hết tiềm năng về trí tuệ, tầm vóc và thể lực sau này. Khi trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các dưỡng chất, ít bị bệnh nhờ đề kháng khỏe là nền móng vững chắc để bé tăng cân, phát triển chiều cao và trí não vượt trội.

Công thức FDI nay đã được chứng nhận lâm sàng, chứng minh hiệu quả trên thể trạng trẻ em Việt, giúp giảm 77,8% tỉ lệ táo bón, 58,6% tỉ lệ nhiễm khuẩn hô hấp, 74,6% tỉ lệ biếng ăn. Chỉ sau 4 tháng sử dụng, trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cân, tăng chiều cao hiệu quả.

Sản phẩm còn được bổ sung 100% DHA từ tảo tinh khiết cùng bộ dưỡng chất ARA, axit linoleic, alpha linolenic, taurin, lutein, choline, iốt, sắt, giúp phát triển trí não, cho bé thông minh, kiện toàn về thể trạng và trí tuệ.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Famna tại: https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/famna