Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em - Nutifood Sweden

Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Đăng ngày 23/02/2024

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt xảy ra nhiều trong giai đoạn giao mùa và những nơi nóng ẩm. Qua bài viết này, Nutifood GrowPLUS+ hy vọng sẽ đem đến những thông tin cơ bản cần thiết nhất về bệnh đau mắt đỏ giúp phụ huynh phòng ngừa và chăm sóc cho trẻ đúng cách khi con không may bị đau mắt.

1/ Dấu hiệu đau mắt đỏ:

Đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng viêm nhiễm tại mắt, thường do siêu vi gây ra và rất lây lan gây bùng phát dịch đau mắt đỏ. Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng trẻ dưới 5 tuổi đề kháng còn yếu là đối tượng rất dễ mắc bệnh này. Mắt khỏe mạnh bình thường sẽ có kết mạc màu trắng trong. Trong khi đó dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ gồm đỏ mắt, mắt sưng có biểu hiện xung huyết, ngứa, cộm mắt nên khiến bé dụi mắt nhiều hơn, mắt bị kích thích sưng đỏ hơn, đổ ghèn, đổ nhiều ghèn khi mới thức dậy kèm sốt nhẹ, đau họng,…

Dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ. Nguồn: Jennifer Rogers

Ảnh minh hoạ: Dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ (Nguồn: Jennifer Rogers)

2/ Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ:

Kết quả của khảo sát nhanh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) kết hợp với Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng ĐH Oxford (OUCRU) xác định Enterovirus (85%) và Adenovirus là hai tác nhân chính gây bệnh đau mắt đỏ. Các chuyên gia của Bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết, Enterovirus là nguyên nhân gây ra viêm kết mạc mắt, thường là cấp tính. Trong khi đó, Adenovirus có thể gây ra viêm giác mạc mạn tính.

Bệnh mãn tính là bệnh tiến triển kéo dài từ 3 tháng trở lên, hay tái phát, không thể ngừa bằng vắc-xin, không thể tự biến mất hay được chữa khỏi hoàn toàn. Các bệnh này đa số là bệnh không lây nhiễm, không do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây nên. Các bệnh mãn tính phổ biến có thể kể đến ung thư, suy thận mãn tính, viêm gan mãn tính, béo phì, đái tháo đường, sa sút trí tuệ, trầm cảm, tăng huyết áp, suy tim, viêm xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương,….

3/ Cách xử lý bệnh đau mắt đỏ:

Bệnh đau mắt đỏ thông thường là một bệnh lý lành tính. Ba mẹ có thể tự chăm sóc cho bé tại nhà và bé có thể tự khỏi bệnh hoàn toàn trong vòng 7-10 ngày mà không cần điều trị y tế. Riêng đối với bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn thì trẻ cần được nhỏ mắt. Bệnh sẽ tự cải thiện trong vòng 24-48 giờ. Dưới đây là 3 lưu ý khi xử lý bệnh đau mắt đỏ:

  • Dùng nước muối sinh lý 0.9% hoặc nước cất để làm sạch mắt.
  • Thuốc nhỏ mắt có rất nhiều loại nhưng chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp có dấu hiệu nghi bội nhiễm vi khuẩn (đau, nhức, nhạy cảm với ánh sáng, giảm thị lực,…).
  • Không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt có chứa chất kháng viêm Corticoid vì có thể làm mắt tổn thương nặng hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng, kéo dài thời gian nhiễm bệnh và lây bệnh.

4/ Khi nào đau mắt đỏ nên gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc, đau mắt đỏ sẽ tự bình phục và học tập, vui chơi bình thường. Ba mẹ hoàn có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà nếu nắm vững kiến thức chăm sóc đúng. Bé cần được đưa đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ đôi mắt của trẻ khi:

  • Đau mắt đỏ kéo dài HƠN 10 NGÀY không có dấu hiệu cải thiện, đặc biệt nếu xuất hiện nhiều ghèn, tiết dịch và chất nhầy.
  • Đau mắt dữ dội 
  • Thị lực giảm, mở mắt khó khăn hoặc không thể mở mắt
  • Mắt nhạy cảm quá mức với ánh sáng, đau nhói và không thể mở mắt khi có ánh sáng, nắng.
  • Mí mắt sưng to, sưng mắt to khiến tầm nhìn hạn chế
  • Cảm giác cộm, khó chịu như có dị vật trong mắt.

5/ Phòng ngừa lây lan mắt đỏ

Dù là một bệnh lành tính tương đối không gây nguy hiểm nhưng phụ huynh vẫn cần lưu ý “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để hạn chế tối đa sự khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của bé. Dưới đây là những điều đơn giản người lớn có thể làm để phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ:

  • Hướng dẫn bé rửa tay đúng cách, thường xuyên, không dụi mắt, chạm tay vào mắt.
  • Không dùng chung vậy dụng có tiếp xúc với mắt như kính mắt, khẩu trang, nước nhỏ mắt
  • Vệ sinh mắt đúng cách bằng gạc vô trùng thấm nước ấm, lau sạch bên mắt không bệnh trước. Không làm chiều ngược lại tránh lây cho mắt khỏe. Tốt nhất nên dùng 2 miếng gạc/ khăn sạch khác nhau cho 2 bên mắt. Băng gạc sau khi dùng nên vứt vào thùng rác, rửa sạch thau, chậu và rửa tay trước và sau khi vệ sinh mắt cho bé tránh tái nhiễm, lây nhiễm.
  • Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý xen kẽ với những lần vệ sinh mắt bằng khăn/ gạc. Nên dùng 2 chai nhỏ mắt khác nhau cho hai bên mắt khỏe – bệnh. 
  • Làm sạch kính đau mắt thường xuyên.
  • Rửa tay sạch, nếu không có xà phòng và nước có thể dùng dung dịch chứa tối thiểu 60% cồn. 
Nutifood GrowPLUS+ Sữa Non kết hợp giữa 100% sữa non 24h nhập khẩu từ Mỹ và nền tảng FDI giúp tăng bé nhân đôi để kháng

Nutifood GrowPLUS+ Sữa Non kết hợp giữa 100% sữa non 24h nhập khẩu từ Mỹ và nền tảng FDI giúp tăng bé nhân đôi để kháng

Bên cạnh các gợi ý trên, ba mẹ còn có thể giúp bé hạn chế rủi ro đau mắt đỏ bằng cách tăng cường đề kháng từ bên trong. Nổi bật trong những lựa chọn giải pháp trên thị trường, Nutifood GrowPLUS+ Sữa non là thương hiệu của Nutifood Thụy Điển với công thức sữa non của chuyên gia dinh dưỡng Châu Âu từ viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển (NNRIS) với 100% sữa non 24h tự nhiên từ Mỹ (2) với hàm lượng kháng thể IgG 1000+ tối ưu cùng 2’-FL HMO kết hợp cùng công thức FDI (1) Đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, tạo nền tảng vững chắc,về lâu dài giúp bé đẩy lùi bệnh đau mắt đỏ, hồi phục bệnh nhanh, cho bé phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn

Sản phẩm được sản xuất tại Singapore dưới tiêu chuẩn chất lượng và sự giám sát nghiêm ngặt của Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển.

Độc giả tham khảo thông tin chi tiết sản phẩm liên hệ hotline: (028) 38 255 777, email: [email protected] hoặc tại website: https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/grow-plus-vang/

Nguồn: