TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA NÊN ĂN UỐNG GÌ CHO CHÓNG KHỎI? - Nutifood Sweden

TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA NÊN ĂN UỐNG GÌ CHO CHÓNG KHỎI?

Đăng ngày 20/08/2021

Tuy là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ nhưng rối loạn tiêu hóa vẫn là một “cơn ác mộng” chẳng bố mẹ nào muốn phải đối mặt. Rối loạn tiêu hóa thường bắt nguồn từ một chế độ ăn uống không hợp lý, hoặc do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu trong những năm đầu đời. Bởi thế, “trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống gì” cũng là thắc mắc lớn nhất của các bậc phụ huynh. Trong bài viết này, hãy để các chuyên gia của Nutifood Sweden sẽ giúp bố mẹ gỡ rối băn khoăn, gợi ý một chế độ ăn lành mạnh nhất khi trẻ bị bệnh nhé.

1. Vì sao trẻ lại bị rối loạn tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. 

Rối loạn tiêu hóa là tên gọi chung của nhiều triệu chứng bệnh về hệ tiêu hóa, trong đó thường gặp nhất là nôn trớ, táo bón, tiêu chảy, kém hấp thu, đi ngoài phân sống.

Với mỗi biểu hiện khác nhau, nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ cũng đa dạng: 

  • Hệ tiêu hóa còn non nớt: Những năm tháng đầu là lúc mọi cơ quan của trẻ được hoàn thiện dần, trong đó có hệ tiêu hóa. Nếu thay đổi chế độ ăn đột ngột sẽ dẫn đến việc hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi gây nên rối loạn.
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Một thực đơn không cân bằng, thiếu rau trái … cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đang phát triển của trẻ. Việc cho trẻ ăn những thức ăn không phù hợp với độ tuổi như cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi, cho trẻ nhỏ chưa đủ răng ăn thức ăn quá thô cứng … đều có nguy cơ gây tổn thương hệ tiêu hóa. 
  • Loạn khuẩn đường ruột do sử dụng kháng sinh: Dùng kháng sinh liều cao và kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Vì kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn triệt tiêu cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng giữa lợi và hại khuẩn trong đường ruột.
  • Không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: nguồn thực phẩm bị ô nhiễm, người chế biến, chăm sóc trẻ không tuân thủ các nguyên tắc an toàn vệ sinh. 
  • Môi trường sống kém vệ sinh: Khu vực sinh sống, vui chơi bị ô nhiễm, đồ chơi nhiễm bẩn… là những nguồn lây vi trùng, vi khuẩn cao, có nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ. 

2. Những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Điều đầu tiên bố mẹ cần làm khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là đưa trẻ đi khám để được điều trị các triệu chứng và tùy vào những nguyên nhân mà có cách xử trí phù hợp. Điều thứ hai cần chú ý chính là một chế độ dinh dưỡng hợp lý, dù là khi bé bị bệnh hay để phòng tránh nguy cơ tái nhiễm rối loạn tiêu hóa về sau.

a. Chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, cân bằng đủ 4 nhóm dưỡng chất là tiêu chí đầu tiên cho bất kỳ chế độ ăn uống nào, không chỉ dành riêng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Khi đã đến độ tuổi ăn dặm, mỗi bữa ăn của trẻ hằng ngày cần có ít nhất 15 loại thực phẩm trong 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Thực phẩm cho trẻ nên có nguồn gốc rõ ràng, là nguyên liệu sạch và tươi ngon trong ngày, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Mẹ cũng nên đa dạng thực đơn, thay đổi nhiều cách chế biến khác nhau, sử dụng các loại thực phẩm nhiều màu sắc bắt mắt để kích thích trẻ cảm thấy hứng thú với bữa ăn, ăn nhiều và ngon miệng hơn.

Chuẩn bị cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa 4 nhóm chất thiết yếu để xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhất.

b. Chú ý về cách chế biến 

Với những trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên chọn các cách chế biến “nhẹ bụng” như hấp, hầm, nấu súp; hoặc thức ăn loãng, mềm. Nên tránh các cách chế biến chiên, xào, nhiều dầu mỡ sẽ khiến trẻ khó tiêu hơn khi đường ruột đang nhạy cảm.

Mẹ cũng không nên cho trẻ ăn các món hâm đi hâm lại nhiều lần hoặc chế biến sẵn. Cách chế biến này không chỉ làm giảm đi lượng vitamin và dưỡng chất trong các món ăn, mà đôi khi còn không đảm bảo về quá trình bảo quản, gây nhiều nguy cơ hơn cho trẻ. 

c. Tránh thực phẩm không phù hợp với độ tuổi của trẻ 

Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và sẽ chỉ đáp ứng được những loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi của mình. Không nên cho trẻ ăn đồ ngọt, các loại thực phẩm chế biến sẵn, hay đồ ăn nhanh quá sớm vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ khỏe mạnh để tiêu hóa những loại thực phẩm phức tạp này. 

d. Chú trọng xây dựng hệ tiêu hóa và đề kháng khỏe mạnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bên cạnh những giải pháp dinh dưỡng chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa, phụ huynh cũng cần chuẩn bị cho trẻ một sức khỏe thật tốt để phòng trường hợp tái bệnh với hai yếu tố chủ chốt là tiêu hóa tốt và đề kháng khỏe. 

Xây dựng cho trẻ một nền tảng tiêu hóa vững chắc để hấp thu tốt các dưỡng chất được cung cấp, hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa, từ đó sẽ phát triển khỏe mạnh và đều đặn. 

Ngoài ra, các nhà khoa học đã chứng minh rằng hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến 80% sức khỏe hệ miễn dịch. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ góp phần tạo nên sức đề kháng tốt, giúp trẻ có một tấm lá chắn miễn dịch vững vàng trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại từ môi trường. 

3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn gì cho mau khỏi?

Khi bị rối loạn tiêu hóa thì việc ăn uống của trẻ cũng khó khăn hơn. Mẹ cần chú ý lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, lành tính để cơ thể trẻ vừa không phải làm việc quá nhiều mà vẫn nhận được đầy đủ dưỡng chất, vừa được hỗ trợ nhanh chóng khỏi bệnh.

 Chuối 

Chuối nổi tiếng giàu chất xơ và các loại enzyme tốt cho hệ tiêu hóa. Kết hợp với 11 loại khoáng chất và 6 loại vitamin, đây sẽ là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dồi dào cho trẻ hoạt động mỗi ngày.

Rau xanh

Là một trong 4 nhóm dưỡng chất chính, rau xanh có thể được ví như người bạn thân của hệ tiêu hóa vì không chỉ là nguồn cung cấp chất xơ mà rau xanh còn dồi dào các loại vitamin và khoáng chất đa dạng. 

Sữa chua

Sữa chua được bổ sung nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột sẽ giúp mẹ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, sữa chua còn có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều protein, vitamin, giúp củng cố cho sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ về lâu dài.

Thịt gà

Thịt gà thuộc loại thịt trắng, giàu chất béo không bão hòa và các loại protein dễ hấp thu, phù hợp cho trẻ nhỏ đang ốm, cơ thể yếu hơn bình thường. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên chọn ức gà để nấu cháo, nấu súp, hoặc xào với các loại rau củ mềm để bé dễ ăn hơn. 

Sữa có thành phần hỗ trợ tiêu hóa

Nhiều mẹ thường hỏi “trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không”. Câu trả lời là vẫn cần vì sữa đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, giúp bổ sung những dưỡng chất còn thiếu trong khẩu phần ăn. Đặc biệt khi trẻ bị bệnh, cơ thể mệt mỏi, không chịu ăn thì sữa sẽ là nguồn dinh dưỡng cần thiết để bù đắp lại. 

Mẹ nên chọn các loại sữa có thành phần hỗ trợ tiêu hóa giúp trẻ xây dựng nền tảng tiêu hóa vững chắc, vừa hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn để cơ thể phát triển toàn diện, vừa tăng cường sức đề kháng, phòng chống các bệnh vặt trong đó có rối loạn tiêu hóa. 

Famna mới sở hữu công thức FDI (Foundation Of Digestion & Immunity) độc quyền từ Viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng Nutifood Thụy Điển – NNRIS, đặc chế cho trẻ em Việt. Bộ đôi dưỡng chất HMO và FOS/ Inulin được phối hợp theo tỷ lệ hoàn hảo giúp xây dựng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt, là nền tảng quan trọng nhất để trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất, từ đó phát triển toàn diện. 

Công thức FDI đã được chứng nhận lâm sàng giảm đến 77,8% tỉ lệ táo bón, 58,6% tỉ lệ nhiễm khuẩn hô hấp, 74,6% tỉ lệ biếng ăn chỉ sau 4 tháng sử dụng. Sản phẩm đồng thời giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, cho trẻ tăng cân, tăng chiều cao hiệu quả.

Rối loạn tiêu hóa tuy không phải là một căn bệnh quá xa lạ với các bậc phụ huynh nhưng dinh dưỡng đúng cách cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì không phải ai cũng biết. Hy vọng với các lời khuyên từ chuyên gia Nutifood, các bố mẹ sẽ không còn bỡ ngỡ khi rơi vào tình cảnh này và có cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ hợp lý nhất. 

 

Famna mới là dòng sản phẩm 100% sản xuất tại Thuỵ Điển, ứng dụng tinh hoa dinh dưỡng châu Âu, đặc chế cho trẻ em Việt.

Famna chứa công thức FDI (Foundation of Digestion and Immunity) độc quyền với sự kết hợp hoàn hảo của HMO và FOS/inulin giúp xây dựng nền tảng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt, là nền tảng rất quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ, giúp trẻ phát huy hết tiềm năng về trí tuệ, tầm vóc và thể lực sau này. Khi trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các dưỡng chất, ít bị bệnh nhờ đề kháng khỏe là nền móng vững chắc để bé tăng cân, phát triển chiều cao và trí não vượt trội.

Sản phẩm còn được bổ sung 100% DHA từ tảo tinh khiết cùng bộ dưỡng chất ARA, axit linoleic, alpha linolenic, taurin, lutein, choline, iốt, sắt, giúp phát triển trí não, cho bé thông minh, kiện toàn về thể trạng và trí tuệ.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Famna tại: https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/famna