Những điều mẹ cần biết về các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa - Nutifood Sweden

Những điều mẹ cần biết về các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa

Đăng ngày 07/07/2022

1. Tại sao giao mùa bé thường bệnh nhiều hơn?

Thời điểm giao giữa các mùa trong năm có thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm cao, chênh lệch nhiệt độ giữa đêm và ngày lớn tạo môi trường lý tưởng cho các loại vi-rút, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển mạnh.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn “khoảng trống đề kháng” từ 6 tháng đến 3 tuổi bắt đầu tập ăn, tập bò, tập ngồi, tiếp xúc nhiều với môi trường nhưng chưa có khả năng tự tạo kháng thể, trong khi lượng kháng thể nhận từ mẹ giảm mạnh là đối tượng cực kỳ nhạy cảm, rất dễ bị những tác nhân gây bệnh giao mùa này tấn công.

 

Phòng bệnh giao mùa cho trẻ luôn là chủ đề được nhiều ba mẹ quan tâm.

2. Sai lầm khi chăm sóc bé bệnh giao mùa

Việc cho trẻ uống kháng sinh dài ngày để điều trị các bệnh hô hấp lúc giao mùa sẽ tiêu diệt nhóm vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, từ đó gây loạn khuẩn đường ruột. Khi bụng trẻ thường xuyên gặp trục trặc, khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất cũng giảm theo. Lâu ngày, trẻ sinh biếng ăn, thể chất và trí tuệ bị ảnh hưởng do thiếu hụt chất dinh dưỡng.

3. Các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa
             3.1 Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh này, các phế quản nhỏ bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị hẹp và tắc nghẽn. Sau 3 đến 5 ngày, trẻ ho ngày một nhiều, thở khó, thở rít, khi thăm khám thường thấy nhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa, xuất hiện các cơn co kéo cơ hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở nghe ran rít, ran ngáy. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở.

Sau đó, trẻ ho nhiều hơn kèm khò khè và có thể bị khó thở (thở nhanh hơn, thở co kéo lồng ngực). Nặng hơn nữa trẻ có thể bỏ bú, tím tái. Bệnh có triệu chứng tương tự hen suyễn. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, trong khoảng 1/5 trường hợp, bệnh có thể kéo dài nhiều tuần lễ.

              3.2 Viêm mũi dị ứng

Giao mùa thời tiết thay đổi, không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi, bào tử nấm và phấn từ các loại hoa là nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi dị ứng. Biểu hiện thường gặp của viêm mũi dị ứng là trẻ bị ngứa mũi, chảy nước mũi trong, hắt hơi từng đợt nên thường xuyên lấy tay day vào mũi khiến vùng da tại đây bị kích ứng sưng tấy đỏ, đau đầu, đau họng, khó thở, và hắt hơi từng đợt, nghẹt mũi, khó thở, hay thở bằng miệng.

   3.3 Cảm cúm

Bệnh cúm sẽ bộc phát khi có đủ 3 yếu tố: mầm bệnh, số lượng mềm bệnh và một sức đề kháng đang suy yếu. Các vi-rút cúm sinh sôi và phát tác trong không khí rất nhan nên trẻ nhỏ có thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hằng ngày khi đi học, đi chơi, ăn uống. Triệu chứng cúm dễ thấy nhất là trẻ bị ớn lạnh, đau đầu, ho, sốt nhẹ, đau họng, bé lờ đờ, chán ăn và đặc biệt là hắt hơi, chảy nước mũi trong. Tùy vào sức đề kháng của trẻ mà mức độ trầm trọng và thời gian hồi phục của bé sẽ khác nhau.

              3.4 Viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý hô hấp phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhưng rất khó chữa trị dứt điểm, gây nhiều bất tiện và khó chịu trong sinh hoạt cho trẻ nhỏ. Giao mùa hè – thu là thời điểm trẻ dễ viêm xoang nhất vì thời tiết lạnh, hanh khô dễ khiến niêm mạc mũi bong tróc, kích thích hắt hơi, sổ mũi kéo dài gây đau nhức mũi, đau đầu, đau tai, đau ngứa họng. Ngoài uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bé bị viêm xoang còn cần hạn chế ăn uống lạnh, mặc ấm, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài.

  3.5 Viêm họng cấp tính

Viêm họng cấp tính do vi khuẩn liên cầu tan máu Beta nhóm A hoặc vi-rút tấn công gây bệnh. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh với những triệu chứng thường gặp là đau họng khi nuốt, khàn tiếng, sốt, ho nặng tiếng, có thể kèm theo sổ mũi. Không chỉ khiến bé mệt mỏi, khó chịu, bệnh viêm họng cấp tính nếu không chữa trị dứt điểm có thể tiến triển thành viêm phổi, biến chứng van tim và cơ tim.

4. Cách phòng tránh bệnh giao mùa ở trẻ

Bên cạnh việc tiêm chủng đầy đủ cho bé theo chỉ định của bộ Y Tế, ba mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây để giảm bớt tình trạng bé mắc các bệnh giao mùa:

              4.1 Chọn quần áo phù hợp thời tiết

Thời điểm giao mùa thường nắng mưa thất thường nên mẹ cần lựa chọn quần áo của trẻ phù hợp với thời tiết như sau:

LẠNH NÓNG
–        Chuẩn bị áo khoác mỏng cho bé mặc buổi sáng đi học sớm, áo dài tay nếu trời trở lạnh (Mẹ có thể nhờ cô giáo nhắc nhở bé vì trẻ nhỏ mải chơi hay quên).

–        Ngoài mũ, áo khoác, găng tay, vớ giữ ấm, mẹ nhớ cho trẻ đeo khẩu trang, khăn quàng cổ để giữ ấm vùng mũi, họng rất nhạy cảm, đồng thời cản bụi, vi khuẩn, vi-rút xâm nhập vào đường hô hấp.

–        Chọn quần áo thoải mái, lý tưởng nhất là chất liệu Cotton thấm hút mồ hôi.

–        Khi ngủ nên mặc quần áo kín, tránh hở phần cổ, bụng và lòng bàn chân vì dễ gây nhiễm lạnh.

–        Mặc quần áo cộc, chất liệu thấm hút mồ hôi, rộng nhẹ, sáng màu để tránh hút thêm nhiệt.

–        Không để trẻ nhỏ một mình trong xe ô tô đang đậu ngay cả khi cửa xe đang mở vì nhiệt độ trong xe nóng lên rất nhanh, tăng 6-7 độ C trong 10 phút làm tăng nguy cơ say nắng, sốc nhiệt tử vong.

–        Hạn chế để trẻ nhỏ ngủ trong xe nôi, xe đẩy vì nóng, thoáng khí kém. Nếu ngủ cần bỏ phần đệm bao quanh nôi để đảm bảo thoáng khí.

–        Không sử dụng gối, nệm quá mềm khiến bé bị lún xuống khi nằm.

–        Cho trẻ nhỏ ngủ trong phòng mát mẻ nhất nhà, bật quạt nhưng không hướng trực tiếp vào người bé.

–        Đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn, vi khuẩn, vi-rút xâm nhập vào đường hô hấp.

4.2 Tập thói quen rửa tay thật kỹ

Dù chỉ là một thói quen nhỏ vô cùng đơn giản, nhưng rửa tay thường xuyên, đúng cách, đặc biệt là sau khi vệ sinh, trước khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn, trước khi tiếp xúc với trẻ nhỏ sẽ giúp bé hạn chế được rất nhiều rủi ro mắc bệnh giao mùa, bệnh hô hấp, tiêu hóa, nhiễm khuẩn,…

Tuy nhiên, vì các bé còn nhỏ nên thường mải chơi hay quên rửa tay hoặc rửa tay rất nhanh không đủ làm sạch. Vì thế, ba mẹ hãy tập cho cho con thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thật kỹ, không cho bé ngậm đồ tay, ngậm đồ chơi.

Bên cạnh đó, người lớn còn cần tập cho bé thói quen đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý để mũi, họng luôn được sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn.

4.3 Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ

Bên cạnh việc thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh những khu vực bé thường xuyên tiếp xúc, ba mẹ còn cần lưu ý không nên trồng cây hoặc trưng các loại cây có nhiều phấn trong nhà, có thể trang bị thêm máy hút ẩm, máy điều hòa, máy lọc không khí để giữ không khí trong nhà luôn khô ráo, thông thoáng với nhiệt độ từ 25 – 27 độ C.

5 . Lưu ý về dinh dưỡng tăng đề kháng cho trẻ thời điểm giao mùa

5.1 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Thời tiết “ẩm ương” lúc giao mùa khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu hơn. Chính vì thế ngoài việc chọn nguyên liệu tươi sống, sơ chế kỹ lưỡng trước khi chế biến thực phẩm cho con, ba mẹ không nên nấu quá nhiều thức ăn cho trẻ trong một bữa khiến đồ ăn dư thừa, phải hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần. Nấu vừa đủ khẩu phần ăn, ăn khi vừa nấu xong là cách bảo vệ hệ tiêu hóa của bé tốt nhất.

5.2 Ăn đa dạng thực phẩm

Cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ có đề kháng vững vàng. Người thân cần đảm bảo mỗi bữa ăn của bé có đủ 5 nhóm thực phẩm thiết yếu là đạm, tinh bột, béo, rau và trái cây, sữa và các chế phẩm từ sữa thay vì chọn một loại thức ăn, trái cây mà bé yêu thích. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần hạn chế cho bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt, thức ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo,… và uống đủ nước để có sức đề kháng tốt.

5.3 Tăng cường Vitamin và khoáng chất

Cơ thể cần vi chất để tạo kháng thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Vào thời điểm giao mùa, mẹ càng cần tăng cường bổ sung vi chất hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh, như

  • Vitamin A: đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa.
  • Vitamin C: hỗ trợ sản xuất interferon – loại protein chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần đạm quan trọng của hệ miễn dịch.
  • Vitamin E: giúp tăng đáng kể khả năng miễn dịch, giúp cơ thể đề kháng tốt hơn với các tác nhân gây bệnh. Vitamin E có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu…
  • Vitamin D: có liên quan đến các chức năng của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Một số thực phẩm giàu vitamin D là gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản…
  • Selen: giúp chống oxy hóa mạnh, có nhiều trong gạo nâu, lúa mạch, cá, tôm, rong biển
  • Sắt & Kẽm: giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch, có nhiều trong hải sản, gan động vật, thịt nạc cũng như các sản phẩm sữa công thức.

5.4 Bổ sung sữa tăng đề kháng

Sữa là thực phẩm lý tưởng giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cơ thể thiếu hụt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa phù hợp với từng lứa tuổi.

Tuy nhiên, chọn được sản phẩm sữa phù hợp không phải chuyện dễ. Cùng một loại sữa, có bé hấp thu tốt và cải thiện thể chất rõ rệt, có bé lại gặp hiện tượng táo bón, tiêu chảy. Nguyên nhân là trẻ có nhu cầu dinh dưỡng đặc thù, khẩu vị riêng.

Đồng hành cùng ba mẹ tăng đề kháng cho bé, đội ngũ chuyên gia hàng đầu châu Âu tại Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển đã cho ra đời giải pháp Nutifood GrowPLUS+ Sữa Non (Vàng) MỚI 100% nhập khẩu tại Thụy Điển dành riêng cho trẻ em Việt.


Tác dụng của sữa non 24h kết hợp với công thức FDI độc quyền trong Nutifood GrowPLUS+ Sữa non (Vàng) giúp trẻ nhân đôi sức đề kháng

Với công thức đặc chế, 100% sản xuất tại Thụy Điển, sản phẩm sẽ giúp NHÂN ĐÔI ĐỀ KHÁNG khỏe mạnh từ bên trong, bé VỮNG VÀNG PHÁT TRIỂN nhờ:

  • 100% SỮA NON nhập khẩu từ Mỹ với kháng thể IgG 1000+ giúp tối ưu nền tảng miễn dịch, tránh các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Công thức FDI độc quyền từ Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển (NNRIS) dành riêng cho thể trạng đặc thù của trẻ em Việt, kết hợp HMO và FOS đã được chứng nhận lâm sàng giúp xây dựng nền tảng đề kháng khỏe – tiêu hóa tốt, bảo vệ bé đến 2 lần

Độc giả tham khảo thông tin chi tiết sản phẩm liên hệ hotline: (028) 38 255 777, email: [email protected] hoặc tại website: https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/grow-plus-vang/