Những điều mẹ cần biết về hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ trong những năm đầu đời chưa phát triển toàn diện, còn non yếu và mang nhiều đặc điểm khác biệt so với người trưởng thành. Nắm bắt những khác biệt này sẽ giúp mẹ lưu ý chăm sóc và bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ một cách khoa học, từ đó giúp con thêm khỏe mạnh, lớn nhanh phát triển toàn diện.
1. Đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em:
Không chỉ có chế độ ăn uống phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc mà hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ trong những năm đầu đời còn có những đặc điểm rất khác biệt với người lớn, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Cụ thể:
- Thực quản: ngắn.
- Răng: chỉ từ 0 – 20 cái.
- Dạ dày: nhỏ, nằm ngang, pepsin hoạt động kém, pH toan nhẹ, dễ trào ngược dạ dày – thực quản, kém dung nạp Lactose, loạn khuẩn đường ruột, nhiễm trùng đường ruột.
- Ruột non: ngắn, chiều dài phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng.
- Tuyến nước bọt: đến khoảng tháng thứ 3 – 4 mới phát triển hoàn toàn nên gặp tình trạng niêm mạc miệng. Tuyến nước bọt của trẻ dưới 4 tháng tuổi chưa có men Amylase, nên trẻ dưới 4 tháng không ăn gì ngoài sữa.
Hệ tiêu hóa của trẻ những năm đầu đời chưa hoàn thiện nên cần được chăm sóc khác với người lớn.
2. Mối liên hệ của tiêu hóa và sự phát triển toàn diện và tối ưu của cơ thể
Hệ tiêu hóa bắt đầu từ miệng, đi xuống thực quản, dạ dày, tới ruột non, ruột già và kết thúc ở hậu môn. Mỗi bộ phận mang một chức năng riêng nhưng lại liên quan với nhau vô cùng chặt chẽ. Chỉ cần một phần nào đó có vấn đề, toàn bộ những bộ phần khác của ống tiêu hóa và cơ thể đều bị ảnh hưởng. Ít ba mẹ biết rằng, ngoài chứng năng tiêu thụ thức ăn, hệ tiêu hóa nắm giữ nhiều chức năng quan trọng, đóng góp vai trò quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ:
2.1 Hệ tiêu hóa là “nhà máy năng lượng” của toàn cơ thể
Cung cấp năng lượng là chức năng cốt lõi nhất của hệ tiêu hóa. Quá trình tiếp nhận, tiêu hóa, hấp thu thức ăn và đào thải các chất không cần thiết diễn ra đều đặn, suôn sẻ sẽ tạo ra nguồn năng lượng thúc đẩy hoạt động mọi hoạt động của cơ thể.
Hệ tiêu hóa có hoạt động trơn tru, khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể hấp thu trọn vẹn nguồn dưỡng chất từ bữa ăn hằng ngày, từ đó lớn nhanh và phục hồi tốt khi bệnh tật.
2.2 Hệ tiêu hóa là “bộ não thứ 2 của cơ thể’’
Hệ tiêu hóa cung cấp dinh dưỡng nuôi toàn bộ cơ thể, có mối quan hệ mật thiết với não bộ qua trục não – ruột nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức. Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đường tiêu hóa có liên kết chặt chẽ với não bộ, nên các nhà khoa học dùng cụm từ “trục não – ruột” khi đề cập đến mối quan hệ của hai cơ quan này. Não bộ tác động lên các hoạt động, chức năng của ruột. Bên cạnh đó, hệ vi sinh đường ruột cũng có ảnh hưởng đến vùng cảm xúc và hành vi.
Bị stress thường xuyên có thể gây nên rối loạn tiêu hóa. Mỗi khi phấn khích và lo lắng, ta thường cảm thấy nôn nao hoặc bồn chồn. Đói quá hay no quá đều có thể ảnh hưởng tới tâm trạng hay khả năng làm việc. Sức khỏe của não bộ cũng như tâm lý đều có thể ảnh hưởng đến khả năng phòng chống bệnh. Vì thế muốn cơ thể khỏe mạnh, không thể không chăm sóc tốt cho hệ tiêu hóa.
2.3 Quyết định đề kháng cơ thể
Hệ tiêu hóa cũng đóng vai trò chính yếu trong một số bệnh trên toàn cơ thể bởi nó là nơi tập trung khoảng 70% hệ miễn dịch biểu mô. Trong đó, hệ vi sinh ruột xuất hiện ngay sau bé sinh ra. Trong 2 năm đầu, hệ vi sinh này chịu ảnh hưởng bởi phương thức nuôi dưỡng, chế độ dinh dưỡng. Từ 2 tuổi trở đi thì hệ vi sinh của bé phát triển đa dạng như người trưởng thành với 100 nghìn tỷ vi khuẩn từ 1000 loại và sẽ tiếp tục sinh trưởng suốt đời.
Hệ vi sinh đường ruột có vai trò thiết lập chức năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Sức khỏe của hệ vi sinh có liên quan đến các bệnh không lây nhiễm như ung thư, bệnh tâm thần, thoái hóa thần kinh,… Các loại vi khuẩn có lợi có thể kể đến Bifidobacterium và Lactobacillus.
CHỨC NĂNG | CƠ CHẾ TÁC DỤNG/ HIỆU QUẢ |
Bảo vệ tại đường tiêu hóa | Tăng miễn dịch tại chỗ Ức chế vi khuẩn gây bệnh Cạnh tranh chất dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh Sản xuất các yếu tố kháng khuẩn |
Phát triển hệ miễn dịch toàn thân | Bản xuất IgA (Kháng thể…). Điều hòa phản ứng miễn dịch toàn thân. |
Chức năng tiêu hóa và chuyển hóa | Sản xuất Vitamin Lên men Carbohydrates khó tiêu hóa Chuyển hóa chất gây ung thư trong thức ăn |
Phát triển hệ thần kinh | Điều hòa trục não – ruột trong giai đoạn phát triển thần |
Chức năng của hệ tiêu hóa
- Giải pháp giúp xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh
4.1 Bú mẹ để tận dụng tối đa tác dụng của sữa non
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tạo điều kiện để bé được bú mẹ hoàn toàn đến 4-6 tháng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần đạm dễ tiêu hóa trong sữa mẹ sẽ giúp bé dễ hấp thu, không đầy bụng, sữa không bị ứ lại tại dạ dày, giúp giảm đau bụng và trào ngược.
Ngoài ra, sữa mẹ giàu Alpha-lactalbumin sẽ giúp tăng cường miễn dịch tại đường ruột, chống sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi-rút gây bệnh, giảm nguy cơ tiêu chảy. Hơn nữa, trong sữa mẹ có hơn 130 loại chất xơ khác nhau, giúp làm mềm phân, tăng thời gian đi chuyển của phân trong lòng ruột, và kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột trẻ giúp giảm táo bón.
Tăng cường thực hiện việc cho bú mẹ là chủ trương đúng đắn và là phương pháp hoàn hảo giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì các biện pháp “bắt chước” sữa mẹ như thay đổi thành phần đạm sữa bò trở nên dễ tiêu, bổ sung probiotic và prebiotic đã được chứng minh tốt cho hệ tiêu hóa.
4.2 Bổ sung những dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa:
Với hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, việc ăn uống của trẻ cũng khó khăn hơn. Ba mẹ cần chú ý lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là các dưỡng chất đã được chứng minh giúp tăng cường đề kháng tại đường ruột như
- Vitamin nhóm B, C: giúp tăng cảm giác ăn ngon miệng, chuyển hóa năng lượng.
- Kẽm: giúp bé ăn ngon hơn, tăng khả năng tiêu hóa hấp thu.
- Probiotics: kích thích tiêu hóa, hấp thu tốt.
- Prebiotics (HMO, FOS/Inulin): thúc đẩy vi khuẩn có lợi tại đường ruột phát triển, tăng hấp thu, chống táo bón và dị ứng,…
- Vitamin A, C, D, E: chống Oxy hóa.
- Selen, Nucleotides: : Tăng miễn dịch cơ thể
- Lactoferrin: có nhiều trong sữa non, hạn chế nhiễm khuẩn, ngăn vi-rút xâm nhập vào cơ thể.
Là sản phẩm dinh dưỡng đặc chế được nghiên cứu bởi các chuyên gia dinh dưỡng đội ngũ chuyên gia tại Viện Nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển – NNRIS, Nutifood GrowPLUS+ Sữa non (Vàng) là sự lựa chọn tối ưu dành cho hệ tiêu hóa đặc thù của trẻ em Việt.
Với thành phần thành phần 100% sữa non 24 giờ nhập khẩu từ Mỹ chứa lượng kháng thể cao vượt trội 1000 IgG cùng công thức FDI độc quyền, kết hợp bộ đôi chất xơ hòa tan FOS/Inulin và đại dưỡng chất HMO có nhiều trong sữa mẹ sản phẩm sẽ hỗ trợ giúp xây dựng nền tảng tiêu hóa – đề kháng vững vàng, bé luôn khỏe mạnh, tự tin phát triển toàn diện.
Công thức đã được chứng nhận lâm sàng hỗ trợ giảm 58,6% tỷ lệ trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp, giảm 77,8% tỷ lệ rối loạn tiêu hóa ở trẻ và giảm 56,4% tỷ lệ trẻ gặp vấn đề về giấc ngủ.
Tác dụng của sữa non 24h kết hợp với công thức FDI độc quyền trong Nutifood GrowPLUS+ Sữa non (Vàng) giúp trẻ nhân đôi sức đề kháng
Độc giả tham khảo thông tin chi tiết sản phẩm liên hệ hotline: (028) 38 255 777, email: [email protected] hoặc tại website: https://nutifoodsweden.com/vi/san-pham/grow-plus-vang/ |