NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN SỮA DÀNH CHO TRẺ KÉM HẤP THỤ - Nutifood Sweden

NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN SỮA DÀNH CHO TRẺ KÉM HẤP THỤ

Đăng ngày 13/07/2021

Kém hấp thụ là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ chậm phát triển, giảm đề kháng, tuy nhiên nhiều ba mẹ vẫn nhầm lẫn với các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Bài viết này sẽ giúp phân biệt các biểu hiện của bệnh kém hấp thu ở trẻ em.

1. Hấp thu kém ở trẻ nhỏ là gì?

Hấp thu kém ở trẻ nhỏ là tình trạng cơ thể không có khả năng hấp thu đầy đủ các dưỡng chất được cung cấp trong bữa ăn mỗi ngày. Hấp thu kém có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng bổ biến nhất là trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm đến khoảng 5 tuổi.

Hấp thu kém kéo dài, không được xử lý kịp thời sẽ khiến bé thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển không chỉ về thể chất, cân nặng, chiều cao mà còn ảnh hưởng đến trí não, làm suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng.

2. Dấu hiệu bé hấp thu kém:

Vì có một số triệu chứng khá tương đồng, không ít ba mẹ nhầm lẫn bệnh hấp thu kém với trường hợp bé bị tiêu chảy hoặc bé bị rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là các dấu hiệu để xác định bé có bị kém hấp thu hay không:
  • Đi ngoài phân lỏng, mùi tanh, với trẻ lớn đi ngoài phân có kèm hạt mỡ hoặc nổi váng mỡ nổi lên.
  • Thường xuyên đau bụng mơ hồ, sôi bụng, chướng bụng
  • Bé mệt mỏi, xanh xao, kém linh hoạt
  • Bé chậm tăng cân hoặc sút cân
  • Chán ăn, biếng ăn, bỏ ăn
  • Không tăng chiều cao
  • Da khô, tóc xơ dễ gãy rụng


Nhiều ba mẹ nhầm lẫn chứng kém hấp thu với các bệnh tiêu hóa

3. Nguyên nhân khiến trẻ hấp thu kém
Việc xác định nguồn gốc gây bệnh sẽ giúp điều trị nhanh chóng hơn. Nếu gặp khó khăn trong việc xác định nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu, ba mẹ có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và theo dõi. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
  • Chế độ ăn không hợp lý gây áp lực lên hệ tiêu hóa
  • Thức ăn không đảm bảo vệ sinh gây nhiễm khuẩn đường ruột
  • Thiếu men tiêu hóa và lợi khuẩn đường ruột do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện
  • Nhiễm khuẩn đường ruột tái phát nhiều lần
  • Thường xuyên dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh làm loạn khuẩn đường ruột
  • Kém dung nạp đường Lactose do thiếu Enzyme Lactase.
  • Chọn sai sữa khiến hệ tiêu hóa của bé bị quá tải

4. Cần làm gì khi bé kém hấp thu?

  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng của bé, làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột khiến tình trạng hấp thu kém của bé trầm trọng hơn. Mẹ chỉ nên sử dụng cho bé khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

  • Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh

Những khu vực bé thường hay tiếp xúc nhất như sàn nhà, tay nắm cửa, giường, bàn ăn, ghế,… là những điểm cần được vệ sinh thường xuyên để bảo vệ bé khỏi vi khuẩn, vi rút. Ngoài ra, cũng như người lớn, bé cần được vệ sinh răng miệng, chân tay và thân thể mỗi ngày.

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chăm sóc trẻ nhỏ rất quan trọng vì hệ tiêu hóa và sức đề kháng của bé lúc này chưa phát triển hoàn thiện, còn non yếu và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Ngoài việc lựa chọn thực phẩm chất lượng, đảm bảo nguồn gốc, người lớn còn cần rửa tay trước khi chế biến bữa ăn, pha sữa hoặc tiếp xúc với bé. 

  • Tẩy giun định kỳ

Khi bé đủ 2 tuổi, ba mẹ cần tẩy giun cho bé 6 tháng 1 lần. Đối với các trẻ nhỏ hơn, ba mẹ muốn tẩy giun để hỗ trợ chữa trị chứng hấp thu kém cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng khoa học

Đối với trẻ trong thời kỳ bú mẹ, cần đảm bảo bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất trong 6 tháng đầu và kéo dài đến khi được 12 – 24 tháng tuổi. Sữa mẹ không chỉ dễ hấp thu mà còn chứa những dưỡng chất vàng giúp bé tăng sức đề kháng, hoàn thiện chức năng cơ thể.

Từ thời kỳ ăn dặm bổ sung trở đi, gia đình cần đảm bảo mỗi bữa ăn của bé đều có đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết (nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm rau củ và trái cây) theo mức độ từ loãng tới đặc. Tuyệt đối không cho bé ăn dặm hoặc ăn cơm quá sớm có thể khiến hệ tiêu hóa của bé bị quá tải, khiến tình trạng kém hấp thu trầm trọng hơn.

5. Sữa dành cho trẻ kém hấp thụ cần thành phần nào?

Ngoài việc điều chỉnh sinh hoạt và chế độ ăn uống, mẹ còn có thể chọn cho con những loại sữa dành cho trẻ kém hấp thu để giúp con hồi phục nhanh hơn. Dưới đây là một số dưỡng chất đã được chứng minh giúp cải thiện khả năng hấp thu, tăng cường trao đổi chất ở đường tiêu hóa mẹ cần lưu ý khi mua sữa:


Bổ sung đúng sữa cho trẻ hấp thu kém sẽ giúp bé hồi phục nhanh hơn
  • Lợi khuẩn (Probiotics)

Các tế bào miễn dịch ở ruột chiếm đến 80% tổng các tế bào miễn dịch trong cơ thể và hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò hoạt hóa các tế bào miễn dịch đó. Khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, các tế bào miễn dịch sẽ ngừng phát triển và giảm tiết các kháng thể bảo vệ cơ thể. Vì thế chọn sữa có bổ sung lợi khuẩn như Bifidobacterium lactis sẽ giúp hạn chế sự phát triển của hại khuẩn, kích thích hệ miễn dịch bảo vệ đường tiêu hóa, từ đó giúp bé hấp thu dinh dưỡng qua đường ruột tốt hơn. 

  • Chất xơ (Prebiotics)

Các loại chất xơ có nguồn gốc từ thực vật thường có trong sữa có thể kể đến FOS (Fructo – Oligosaccharide), GOS (Galacto – Oligosaccharide) và Inulin. Tuy không không tiêu hóa được nhưng đây là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn, kích thích đường ruột tiết ra chất miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các loại bệnh dị ứng và các bệnh về tiêu hóa và tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. 

  • Vitamin và khoáng chất cơ thể thiếu

Để cơ thể nhanh chóng hồi phục và bắt kịp đà tăng trưởng, sữa dành cho trẻ kém hấp thụ cần được bổ sung các Vitamin và khoáng chất mà cơ thể bé thiếu hụt được như vitamin nhóm B, Kẽm, Magie, Selen, Axit Amin,…Đây là các vi chất giúp kích thích cảm giác ngon miệng, cải thiện khả năng hấp thu, tăng cường chuyển đổi chất để tăng cân, tăng chiều cao . 

Tuy nhiên, gia đình không nên tự ý bổ sung cho bé mà nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định chính xác bé cần bổ sung những vi chất nào, với liều lượng bao nhiêu và được theo dõi thêm.

Ba mẹ có thể tham khảo sữa Famna Mới –  Sản xuất 100% tại Thuỵ Điển, được nghiên cứu phù hợp với thể trạng của bé Việt Nam, có công thức FDI với sự kết hợp HMO, FOS, Inulin và lợi khuẩn Bifidobacterium giúp bé Đề kháng khoẻ, tiêu hoá tốt. 

Famna mới là dòng sản phẩm 100% sản xuất tại Thuỵ Điển, ứng dụng tinh hoa dinh dưỡng châu Âu, đặc chế cho trẻ em Việt.

Famna chứa công thức FDI (Foundation of Digestion and Immunity) độc quyền với sự kết hợp hoàn hảo của HMO và FOS/inulin giúp xây dựng nền tảng đề kháng khoẻ – tiêu hoá tốt.

Sản phẩm còn được bổ sung 100% DHA từ tảo tinh khiết cùng bộ dưỡng chất ARA, axit linoleic, alpha linolenic, taurin, lutein, choline, iốt, sắt, giúp phát triển trí não, cho bé thông minh, kiện toàn về thể trạng và trí tuệ.

Từ ngày 4/6/2021, 1.000 đơn hàng đầu tiên của Famna 4 – 850g sẽ nhận được đặc quyền thành viên Platinum:

  • 2 hộp sữa dinh dưỡng pha sẵn Famna 180 ml
  • 1 gói tư vấn dinh dưỡng trị giá 600.000 đồng từ Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng Nhi TP HCM – NRI (tối đa 4 lần mỗi năm)
  • Voucher 200.000 đồng khi mua Famna 4 – 850g trên website Nutifood Thuỵ Điển trong 3 tháng kể từ ngày kích hoạt thẻ
  • Miễn phí giao hàng tận nơi khi mua Famna trên website Nutifood Thuỵ Điển trong 3 tháng kể từ ngày kích hoạt thẻ
  • Được áp dụng những chương trình khuyến mãi đặc biệt dành riêng cho thành viên Famna

Tìm hiểu thông tin tại: https://nutifoodsweden.com/famna-tinh-hoa-dinh-duong-thuy-dien/

Liên hệ ngay để nhận ưu đãi cho đơn hàng tiếp theo hoặc được tư vấn miễn phí bởi các chuyên gia dinh dưỡng Nutifood:
☎ Hotline: (028) 38 255 777
? Website: nutifoodsweden.com